Lăn kim là phương pháp thẩm mỹ hiện đại được nhiều chị em lựa chọn với mục đích xóa nhăn, mờ thâm, trị nám. Tuy nhiên, sau khi lăn kim đa số mọi người sẽ gặp phải một số dấu hiệu tổn thương ngoài da. Thậm chí, trong nhiều trường hợp sau khi kim không chăm sóc đúng cách dẫn đến sẹo, nhiễm trùng da… Để giúp các bạn có được làn da sáng mịn, khỏe mạnh như mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc da sau lăn kim ngay dưới đây!
Tại sao phải chăm sóc da sau khi lăn kim?
Lăn kim là một phương pháp điều trị các vấn đề về da bằng cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ nhằm kích thích quá trình sản xuất collagen và elastin mới. Tuy nhiên, đây thực tế là một dạng cưỡng ép tăng sinh tế bào, khiến da bị tổn thương để cơ thể sản xuất nhiều dưỡng chất để phục hồi da. Do đó, sau khi lăn kim, da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, việc chăm sóc da sau khi lăn kim rất quan trọng để tránh các vấn đề như sưng tấy, kích ứng, khô da, nhiễm trùng và các dấu hiệu tổn thương ngoài da khác.
Các dấu hiệu tổn thương ngoài da sau lăn kim có thể bao gồm:
- Sưng tấy: Hiện tượng da mặt bị sưng và tấy đỏ sau khi lăn kim tương đối phổ biến. Các bác sĩ cho rằng đây là dấu hiệu bình thường của cơ thể khi tiếp xúc với dị vật. Tình trạng này có xu hướng giảm dần sau vài giờ cho đến vài ngày. Tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Kích ứng: Trong một số trường hợp mà làn da người được điều trị quá mỏng, quá khô thì có thể xuất hiện các dấu hiệu kích ứng. Sau lăn kim bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như cảm giác châm chích, ngứa, rát hoặc đau.
- Khô da: Do ảnh hưởng của thiết bị lăn kim hoặc cơ chế chuyển hóa của tế bào nên thời điểm đầu sau khi lăn kim. Làn da thường bị mất nước, dẫn đến tình trạng khô căng, bong tróc và thiếu sức sống.
- Viêm da: Quá trình lăn kim sai cách, thiết bị không phù hợp và nhiều vấn đề khác trở thành nguyên nhân khiến làn da gặp phải một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm da.
- Dị ứng: Nếu da của bạn quá nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần trong sản phẩm chăm sóc da được sử dụng sau khi lăn kim, bạn có thể bị dị ứng.
Cần phải chăm sóc làn da thật cẩn thận sau khi lăn kim để nhanh chóng phục hồi và phòng tránh các dấu hiệu tổn thương sâu. Trường hợp sau khoảng 3-5 ngày mà làn da vẫn gặp phải các vấn đề trên. Cần liên hệ ngay với các bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ!
Các dấu hiệu tổn thương lâu dài sau khi lăn kim
Thường thì các hiện tượng tổn thương ngoài da sau khi áp dụng liệu trình lăn kim sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, đối với các vùng da nhạy cảm hoặc những trường hợp sử dụng lăn kim không đúng kỹ thuật, chăm sóc da sau lăn kim sai cách, tổn thương có thể kéo dài, đòi hỏi thời gian phục hồi lâu hơn. Thậm chí, trong một số trường hợp các vết thương sau lăn kim không được chữa lành đúng cách, khiến làn da gặp phải những vấn đề khó điều trị như:
Nhiễm trùng máu: Nếu lăn kim không đúng cách, quy trình vệ sinh không đảm bảo hoặc chăm sóc da sai cách, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu. Đây là một hiện tượng rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến hoại tử da.
Sẹo lõm: Phương pháp lăn kim có thể giúp kích thích quá trình tái tạo da và tăng sản xuất collagen để giảm thiểu sẹo trên da. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da sau khi sử dụng lăn kim đúng cách, các vết sẹo thâm có xu hướng đậm màu hơn, hình thành sẹo lõm khó phục hồi.
Nám sạm: Sau khi lăn kim, da mặt vừa thiếu dưỡng chất bảo vệ vừa dễ tổn thương. Trong khi đó, lớp màng lipid chịu ảnh hưởng lớn nhất nên rất khó chống chịu những ảnh hưởng từ môi trường. Nếu không chăm sóc da sau khi sử dụng lăn kim đúng cách, nám da có xu hướng hình thành sớm và dễ phát triển thành nám đốm, ăn sâu vào lớp hạ bì.
Vì vậy, cần đảm bảo việc chăm sóc da đúng cách sau khi lăn kim để giữ cho da được khỏe mạnh và tránh các vấn đề nghiêm trọng khác.
Cách chăm sóc da sau lăn kim giúp da nhanh phục hồi
Sau khi sử dụng lăn kim, việc chăm sóc da mặt là rất quan trọng để giúp da phục hồi nhanh chóng và tránh các tác động phụ. Dưới đây là các bước cần thiết để chăm sóc da mặt sau khi sử dụng lăn kim:
Làm sạch da: Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt. Tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Sát khuẩn: Sử dụng dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa cồn hoặc chất kháng sinh theo kê đơn.
Thoa kem dưỡng: Thoa kem dưỡng da nhẹ nhàng để giúp da được cấp ẩm và phục hồi nhanh chóng. Chọn kem dưỡng chứa các thành phần dịu nhẹ như nha đam, tinh chất trà xanh, hoặc vitamin E.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Sau khi sử dụng lăn kim, da của bạn rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.
Tránh sử dụng mỹ phẩm: Tránh sử dụng mỹ phẩm tối thiểu 3 ngày sau khi sử dụng lăn kim để tránh kích thích da.
Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày để giúp da được cấp nước và phục hồi nhanh chóng.
Những bước chăm sóc da trên sẽ giúp cho da mặt của bạn phục hồi nhanh chóng và tránh các tác động phụ sau khi sử dụng lăn kim.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm hướng dẫn bạn đọc cách chăm sóc da sau lăn kim. Nếu chăm sóc làn da thật cẩn thận để hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương sâu! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm những cách chăm sóc da hiệu quả sau điều trị:
Các bước chăm sóc da ban ngày đơn giản dành cho người bận rộn
Hướng dẫn chị em các bước chăm sóc da mặt đúng cách và hiệu quả nhất