Sau khi nặn mụn cần chăm sóc da mặt như thế nào?

by Trần Lan
0 comment

Mụn là vấn đề mà ai cũng có thể gặp phải ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, điều này rất thường xuyên xảy ra ở những người sở hữu làn da dầu, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc chăm sóc da không đúng cách. Nhiều người lựa chọn cách nặn mụn để loại bỏ nhân phía dưới. Sau đó tiến hành các bước chăm sóc da để làm lành vết thương, tránh bị thâm sẹo. Dưới đây là những cách chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách!

Các vấn đề da thường gặp sau nặn mụn

Nặn mụn không đúng cách hoặc tự thực hiện tại nhà có thể làm tổn thương da và dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác. Các nốt mụn sưng viêm, chứa nhân mủ tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại. Việc nặn mụn có thể làm cho vi khuẩn từ mụn lan ra các vùng da khác, gây ra sưng tấy, mẩn đỏ, và thậm chí là nhiễm trùng. Nặn mụn cũng có thể làm cho vết thương chậm lành hoặc để lại sẹo trên da. Những dấu hiệu mà làn da có khả năng gặp phải sau khi lăn kim đó là: 

  • Nhiễm trùng: Quá trình nặn mụn không đảm bảo tiêu chí vô trùng, vệ sinh da sai cách hoặc tự nặn bằng tay có thể khiến vi khuẩn lây lan và gây nhiễm trùng. Kết quả là da bị sưng, đau, mẩn đỏ kéo dài.
  • Tình trạng da tồi tệ hơn: Nặn mụn cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Điều này tạo ra các vết sẹo thâm, vết lõm, da mặt không đều màu. 
  • Kích thích sản xuất dầu thừa: Khi bạn nặn mụn, cơ chế sản xuất dầu tự nhiên tăng lên nhanh chóng. Kết hợp cùng với các vấn đề về lỗ chân lông có thể dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn mới.
  • Sẹo và vết thâm: Nặn mụn sai cách khiến các tế bào da bị tổn thương, tạo điều kiện cho sự hình thành của các vết thâm đen, sẹo lõm. Trường hợp da của bạn nhạy cảm, vết thương lâu lành thì tự nặn mụn càng khiến cho tình trạng da ngày một tồi tệ hơn.

Vì vậy, để tránh những tác động tiêu cực đến làn da, bạn nên hạn chế nặn mụn và thực hiện các phương pháp chăm sóc da khác để giảm thiểu mụn trên da. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia chăm sóc da hoặc bác sĩ da liễu.

Chăm sóc da sau nặn mụn như thế nào an toàn?

Nặn mụn là một hành động có thể gây tổn thương và làm hỏng da. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu y tế hãy lựa chọn nặn mụn ở những sở thẩm mỹ có uy tín. Ngoài ra, sau khi nặn mụn cần phải chăm sóc da thật cẩn thận để giảm thiểu các dấu hiệu tổn thương và phục hồi da nhanh chóng. Dưới đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc da sau khi nặn mụn:

Hướng dẫn chăm sóc da sau khi nặn mụn

Hướng dẫn chăm sóc da sau khi nặn mụn

  • Rửa mặt: Chăm sóc da sau khi nặn mụn cần chú trọng nhiều hơn đến bước làm sạch. Khoảng 2 ngày đầu tiên nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý pha loãng để giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn. Những ngày tiếp theo, nên rửa mặt với nước lạnh và sử dụng sản phẩm làm sạch dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết. Tránh sử dụng sản phẩm có chứa cồn hoặc hóa chất khác có thể làm tổn thương da.
  • Thoa kem chống viêm: Có nhiều trường hợp da nhạy cảm, mỏng yếu, sau khi nặn mụn xuất hiện các nốt sưng viêm. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng kem chống viêm nếu tình trạng da không thuyên giảm sau 3 ngày. 
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm: Nặn mụn có thể làm khô da, khiến lớp màng bảo vệ suy yếu. Vì vậy hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để giữ cho da được cân bằng và giảm tình trạng khô ráp, bong tróc. Chọn sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần nhẹ nhàng và không gây kích ứng da.
  • Tránh sử dụng trang điểm: Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm tối thiểu 3 ngày sau khi nặn mụn để tránh bội nhiễm và không làm tình trạng da tồi tệ hơn.
  • Tránh ánh nắng mặt trực tiếp: Ánh nắng có thể làm tổn thương da và khiến cho các vết thâm sau khi nặn mụn rõ rệt hơn. Vì vậy, hãy tránh ánh nắng mặt trực tiếp và sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.

Gợi ý những cách điều trị hiệu quả mà không phải nặn mụn

Nặn mụn không phải là phương pháp điều trị mụn hiệu quả, thậm chí điều đó còn có thể làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn hiệu quả khác mà không cần phải nặn mụn:

Các cách điều trị mà không cần nặn mụn

Các cách điều trị mà không cần nặn mụn

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc chuyên sâu giúp làm sạch da hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn, kiểm soát các vấn đề về lỗ chân lông. Điều đó hỗ trợ rất nhiều do quá trình ức chế các vi khuẩn gây mụn và giúp giảm tình trạng mụn trứng cá, sưng viêm.

Sử dụng thuốc điều trị mụn: Có rất nhiều loại thuốc điều trị được kiến nghị trong những những trường hợp bị mụn trứng cá, chứa nhân mủ như retinoid, axit salicylic, benzoyl peroxide, clindamycin,… Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi để tránh nguy cơ da bị tổn thương. 

Áp dụng phương pháp trị liệu ánh sáng: Ánh sáng xanh được áp dụng khá nhiều trong lĩnh vực thẩm mỹ và điều trị các vấn đề về da. Những công nghệ ánh sáng có thể giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và hạn chế hiện tượng sưng tấy, đỏ và mẩn đỏ.

Lưu ý rằng điều trị mụn là cả một quá trình, cần sự kiên nhẫn của người điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu tình trạng mụn không được cải thiện sau một thời gian dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời. 

Trong trường hợp bạn đang bị tổn thương do nặn mụn hãy tham khảo những cách chăm sóc da sau nặn mụn như trên để hạn chế nguy cơ tái phát. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy để lại comment ở phía dưới để được tư vấn và hỗ trợ ngay!

Tìm hiểu thêm các cách chăm sóc da hiệu quả:

Chăm sóc da chuyên sâu quan trọng như thế nào?

Cách chăm sóc da mặt tại nhà đơn giản dành cho người lười

Related Posts