Category:

Kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ

Chia sẻ về trẻ hóa phi phẫu thuật từ bác sĩ Trần Anh Đức

Trẻ hóa da phi phẫu thuật là một phần quan trọng trong lĩnh vực thẩm mỹ hiện đại mà chúng ta nên cân nhắc nhiều hơn. Không giống như phẫu thuật thẩm mỹ, công nghệ trẻ hóa bộc lộ nhiều ưu điểm và hạn chế được tối đa những rủi ro không mong muốn. Đó là cũng là lý do mà Bác sĩ Trần Anh Đức, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trẻ hóa dành nhiều năm nghiên cứu và cống hiện cho làm đẹp không phẫu thuật tại Việt Nam. Hãy cùng theo dõi bài viết này để được chia sẻ nhiều hơn về tầm quan trọng của trẻ hóa da phi phẫu thuật.

Bác sĩ Trần Anh Đức chia sẻ về tầm quan trọng của trẻ hóa da phi phẫu thuật

Trước hết, Bác sĩ Trần Anh Đức lưu ý rằng trẻ hóa da phi phẫu thuật là một phương pháp an toàn và hiệu quả để cải thiện ngoại hình và giảm đi các dấu hiệu lão hóa. Không như phẫu thuật truyền thống, hình thức trẻ hóa này không đòi hỏi sự can thiệp của dao kéo hay các cuộc phẫu thuật phức tạp. Điều đó giúp phòng tránh được những rủi ro phẫu thuật và thời gian hồi phục kéo dài. Do vậy, đây cũng là lựa chọn được khuyến nghị cho nhiều chị em có cuộc sống bận rộn và không muốn nghỉ việc để phục hồi sau phẫu thuật.

Bác sĩ Đức nhấn mạnh rằng trẻ hóa da phi phẫu thuật mang lại kết quả cải thiện ngoại hình một cách tự nhiên nhất và thể hiện được sự tinh tế cần thiết. Các liệu pháp như tiêm botox, căng chỉ, dùng fillers collagen hay công nghệ tế bào gốc đều được thiết kế để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của mỗi phụ nữ, không làm mất đi biểu cảm tự nhiên của khuôn mặt. Điều này giúp cho hiệu quả sau làm đẹp trông trẻ hơn mà vẫn giữ được yếu tố cá nhân, vẻ đẹp vốn có.

Một yếu tố quan trọng khác mà chúng ta nhận được khi lựa chọn trẻ hóa da phi phẫu thuật công nghệ cao chính là tự tin. Sự tự tin về ngoại hình tạo ra nguồn năng lượng tích cực để chúng ta đến gần hơn với thành công trong cuộc sống. Phụ nữ cảm thấy tự tin hơn khi biết rằng họ trông ổn (đẹp, không có khuyết điểm về ngoại hình). Điều đó giúp chị em thể hiện được khả năng tốt hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm công việc và mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, Bác sĩ Đức lưu ý rằng trẻ hóa da phi phẫu thuật có thể thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các liệu pháp này thường mang lại kết quả nhanh chóng, giúp phụ nữ cải thiện diện mạo trong thời gian ngắn. Điều này phù hợp với những người có lịch trình bận rộn và muốn nhanh chóng cải thiện ngoại hình.

Khi nào nên bắt đầu thực hiện trẻ hóa công nghệ cao?

Lựa chọn giữa trẻ hóa công nghệ cao và phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu, mong đợi, ngân sách, và khả năng chấp nhận rủi ro. Dưới đây là một số tình huống khi nên xem xét trẻ hóa công nghệ cao thay vì phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống:

Nên lựa chọn trẻ hóa da công nghệ cao trong trường hợp nào?

Nên lựa chọn trẻ hóa da công nghệ cao trong trường hợp nào?

Mong muốn kết quả tự nhiên: Nếu bạn muốn cải thiện diện mạo một cách tinh tế và duy trì nét tự nhiên của khuôn mặt hoặc cơ thể, trẻ hóa công nghệ cao thường là lựa chọn tốt. Các phương pháp này tập trung vào làm giảm nếp nhăn, căng da, hoặc điều chỉnh vùng cụ thể một cách tinh vi, giúp bạn trông trẻ hơn mà không làm thay đổi hoàn toàn diện mạo.

Không muốn thời gian hồi phục dài hạn: Trẻ hóa công nghệ cao thường không đòi hỏi thời gian hồi phục kéo dài như phẫu thuật thẩm mỹ. Sau các liệu pháp này, bạn có thể trở lại hoạt động bình thường một cách nhanh chóng. Nếu bạn có lịch trình bận rộn và không muốn dành thời gian dài cho việc hồi phục, trẻ hóa công nghệ cao là sự lựa chọn phù hợp.

Áp lực tài chính: Phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống thường có chi phí cao hơn và đòi hỏi nhiều nguồn tài chính. Trẻ hóa công nghệ cao thường có chi phí thấp hơn và có thể phù hợp với ngân sách của nhiều người hơn. Nếu bạn có hạn chế về tài chính nhưng vẫn muốn cải thiện ngoại hình, trẻ hóa công nghệ cao là sự lựa chọn kinh tế hơn.

Không muốn rủi ro và yêu cầu an toàn: Phẫu thuật thẩm mỹ đến với rủi ro phẫu thuật và yêu cầu sự chuẩn bị cẩn thận trước và sau phẫu thuật. Trẻ hóa công nghệ cao ít có rủi ro hơn và thường được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Nếu bạn muốn tránh những rủi ro liên quan đến phẫu thuật, trẻ hóa công nghệ cao có thể là lựa chọn an toàn hơn.

Mục tiêu làm đẹp tương đối nhỏ: Nếu bạn chỉ muốn cải thiện một số vấn đề nhỏ trên khuôn mặt hoặc cơ thể, chẳng hạn như làm đầy một vài vùng hoặc xử lý nếp nhăn cụ thể, trẻ hóa công nghệ cao có thể là lựa chọn phù hợp. Các phương pháp này thường được thiết kế để điều chỉnh vùng cụ thể mà không làm thay đổi toàn bộ diện mạo.

Nhìn chung, trẻ hóa công nghệ cao là lựa chọn tốt cho những người có mục tiêu cải thiện ngoại hình một cách tinh tế, không muốn thời gian hồi phục dài hạn hoặc muốn phòng tránh rủi ro của phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nên dựa trên tư cách cá nhân và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bạn có thể để lại comment để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ ngay!

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Cắt mí và nhấn mí là các phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện một số khuyết điểm ở mắt như mắt 1 mí, mắt mí lót, mí không đều,… Để hiểu rõ hơn về ưu điểm – hạn chế của từng phương pháp và chi phí thực hiện, chị em có thể tham khảo một số thông tin được tổng hợp trong bài viết sau.

cat-mi-va-nhan-mi

Cắt mí – nhấn mí có gì khác nhau?

Cắt mí và nhấn mí là các phương pháp thẩm mỹ mắt phổ biến hiện nay. Hai phương pháp này đều có thể cải thiện được các khuyết điểm của đôi mắt như mắt 1 mí, mắt nhỏ, 2 mắt không đều nhau,… Tuy nhiên trên thực tế, cắt mí và nhấn mí có một số điểm khác biệt.

Cắt mí (phẫu thuật chỉnh hình mí mắt) là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn được thực hiện bằng cách loại bỏ mỡ, da thừa và tạo nếp mí mắt. Ngoài ra, phương pháp này còn được thực hiện để cải thiện thị giác do mí mắt sụp và che tầm nhìn.

cat-mi-va-nhan-mi-congdongthammy
Nhấn mí có quy trình thực hiện đơn giản và không xâm lấn mô như cắt mí mắt

Trong khi đó, nhấn mí (bấm mí) là thủ thuật thẩm mỹ không xâm lấn. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách luồn chỉ vào những điểm liên kết da mí với sụn mi hoặc cơ nâng để tạo thành nếp mí mới. Bấm mí không phải cắt rạch, không gây chảy máu, thời gian thực hiện nhanh và chỉ mất khoảng vài ngày để hồi phục hoàn toàn.

Hiện nay, bấm mí là lựa chọn của nhiều chị em không muốn can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Hơn nữa nhờ có mức độ xâm lấn thấp nên phương pháp này còn giảm thiểu được một số rủi ro và biến chứng.

Cắt mí và nhấn mí cái nào đẹp hơn?

Nhấn mí và cắt mí là 2 phương pháp cải thiện vẻ đẹp đôi mắt phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, không thể khẳng định nhấn mí hay cắt mí đẹp hơn vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nhấn mí là thủ thuật tạo nếp gấp bằng chỉ nên thường được áp dụng với trường hợp mắt có ít khuyết điểm như mí không đều, mắt 1 mí, nếp mì mờ nhạt và mí mắt chưa có da thừa hay bọng mỡ. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho nam và nữ giới dưới 30 tuổi.

Trong khi đó, cắt mí có thể tạo nếp mí, lấy da thừa và bọng mỡ nên được áp dụng cho người trên 30 tuổi có nhiều khuyết điểm ở mắt như mắt mí lót, mắt 1 mí, mắt nhiều nếp mí, sụp mí, da mắt chùng, tích mỡ ở bọng mắt,…

Vì vậy, chị em nên lựa chọn phương pháp tùy theo khuyết điểm của mắt. Hoặc có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ để được tư vấn về phương pháp phù hợp nhất.

Ưu điểm – Nhược điểm của cắt mí và nhấn mí

Ngoài ra trước khi lựa chọn cắt mí hay bấm mí mắt, chị em có thể cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp.

Ưu – nhược điểm của phương pháp cắt mí

Cắt mí có nhiều ưu điểm như khắc phục được hầu hết các khuyết điểm ở mắt và kết quả có thể duy trì được trong thời gian dài. Tuy nhiên, do phải can thiệp xâm lấn nên phương pháp này cần nhiều thời gian phục hồi và dễ gây đau, sưng đỏ.

Ưu điểm:

  • Khắc phục triệt để các khuyết điểm ở vùng mắt mí sụp, mí mắt chùng, tích mỡ ở bọng mắt, tạo mắt 2 mí, giúp đôi mắt to tròn, tự nhiên.
  • Có thể mở rộng góc mắt đối với những trường hợp mắt nhỏ.
  • Kết quả lâu dài (7 – 10 năm) và nếp mí có thể duy trì được trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.

Hạn chế:

  • Xâm lấn vào da thịt nên có thể gây đau và sưng
  • Mất nhiều thời gian hồi phục hơn so với bấm mí (khoảng 7 – 10 ngày hoặc hơn)
  • Thời gian thực hiện khá lâu (khoảng 30 – 45 phút)
  • Chi phí đắt hơn so với phương pháp nhấn mí

Ưu điểm – Hạn chế của phương pháp bấm mí (nhấn mí)

Trong những năm gần đây, phương pháp nhấn mí mắt được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm vượt trội, phương pháp này vẫn có một số mặt hạn chế nhất định.

Ưu điểm:

  • Không xâm lấn mô và hầu như không gây đau nhức
  • Thời gian phục hồi (chỉ 5 – 7 ngày) và thực hiện nhanh chóng (chỉ khoảng 20 phút)
  • Chi phí thấp hơn nhiều so với phương pháp cắt mí
  • Có thể tháo nếp gấp mí nếu không thực sự hài lòng sau khi thực hiện

Hạn chế:

  • Chỉ khắc phục được những khuyết điểm nhỏ như mí lót, mắt 1 mí và mí không đều. Không thể cải thiện được tình trạng mí sụp, tích mỡ ở bọng mắt, mắt nhỏ,…
  • Hiệu quả chỉ kéo dài khoảng vài năm (3 – 5 năm) và cần phải bấm mí lại nếu muốn duy trì kết quả

Trên thực tế, cắt mí và nhấn mí phụ thuộc hoàn toàn vào khuyết điểm mắt và nhu cầu của từng khách hàng. Do đó trước khi thực hiện, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và đưa ra lời khuyên hữu ích.

Cắt mí, nhấn mí hết bao nhiêu tiền?

Cắt mí, nhấn mí hết bao nhiều tiên là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên, chi phí thực hiện dịch vụ này phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Địa chỉ thẩm mỹ: Thực hiện cắt mí, nhấn mí tại các cơ sở thẩm mỹ có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thường có chi phí cao hơn so với các cơ sở không được đầu tư về cơ sở hạ tầng và máy móc. Ngoài ra, dịch vụ được thực hiện bởi chuyên gia, bác sĩ nổi tiếng sẽ có giá cao hơn so với các bác sĩ trẻ tuổi và chưa có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Phương pháp thực hiện: Thực tế, chi phí chỉnh sửa mắt phụ thuộc nhiều vào phương pháp thực hiện. Cắt mí thường có chi phí cao hơn so với nhấn mí. Vì vậy chị em nên cân nhắc khả năng tài chính trước khi lựa chọn phương pháp thẩm mỹ.

Theo khảo sát trên thị trường, dịch vụ nhấn mí có giá dao động khoảng 6 – 10.000.000 đồng. Trong khi đó, cắt mí có giá từ 10 – 30.000.000 đồng tùy vào khuyết điểm của mắt và cơ sở thực hiện. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, chị em có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm thẩm mỹ.

Một số lưu ý khi cắt mí và nhấn mí

Cắt mí, nhấn mí có thể cải thiện được khuyết điểm ở mắt đem lại đôi mắt to tròn, rạng rỡ và lanh lợi. Thực tế, các phương pháp chỉnh hình mắt có quy trình thực hiện đơn giản và chi phí thấp hơn so với các bộ phận khác nhưng tác động không nhỏ đến toàn bộ khuôn mặt.

Tuy nhiên trước khi can thiệp thủ thuật nhấn mí và cắt mí, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín và có chất lượng để cắt mí và nhấn mí. Thực hiện tại các cơ sở không đảm bảo có thể dẫn đến một số biến chứng như nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thị lực, tổn thương dây thần kinh, tạo nếp mí thiếu tự nhiên, mắt vô hồn,…
  • Người bị rối loạn đông máu, tiểu đường, mắc các bệnh về mắt, sa lông mày,… hoặc có các bệnh nội khoa nên chủ động thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi cắt mí, nhấn mí để hạn chế rủi ro và biến chứng sau khi thực hiện.
  • Sử dụng thuốc và chăm sóc sau khi nhấn mí, cắt mí theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu, mắt đau nhức, giảm thị lực,…
  • Tái khám theo lịch hẹn.
  • Để duy trì kết quả lâu dài, nên hạn chế dụi mắt và tránh các tác động cơ học lên mí mắt. Bên cạnh đó, không nên thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài.

Cắt mí, nhấn mí là các phương pháp cải thiện khuyết điểm mắt phổ biến hiện nay. Hy vọng qua thông tin trong bài viết, chị em có thể hiểu rõ hơn về ưu điểm – hạn chế, chi phí thực hiện và dễ dàng lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Tham khảo thêm địa chỉ làm đẹp hàng đầu hiện nay: https://vnexpress.net/mega-gangnam-tre-hoa-da-theo-cong-nghe-han-quoc-4343816.html

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là tên gọi đặc trưng để chỉ đường nét và hình dáng của mũi sau khi nâng. Để dễ dàng lựa chọn được dịch vụ phù hợp, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin được tham khảo từ chuyên gia Bác Sĩ Thẩm Mỹ Lê Trần Duy về ưu điểm, hạn chế của từng dáng mũi và chi phí thực hiện được tổng hợp trong bài viết sau.

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là gì?

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là tên gọi đặc trưng để chỉ đường nét và hình dáng của mũi sau khi nâng. Hai dáng mũi này có những điểm khác biệt rõ rệt:

  • Nâng mũi cấu trúc S-Line: Là dáng mũi có độ cao vừa phải với dáng mũi cong nhẹ và hình dáng tương tự chữ S. Dáng mũi này có độ mềm mại nhất định nên thích hợp với người có khuôn mặt tròn, phúc hậu và thân thiện.
  • Nâng mũi cấu trúc L-Line: Là dáng mũi cao, đầu mũi thon dài và sống mũi thẳng. Khi nhìn nghiêng, hình dáng của mũi tương tự chữ L. Dáng mũi này thường được thực hiện cho nam giới và nữ giới có khuôn mặt dài, sắc sảo và cá tính.

Khi nâng mũi S-Line, bác sĩ thường sử dụng sụn tự thân. Tuy nhiên đối với nâng mũi cấu trúc L-Line, cần sử dụng sụn nhân tạo để tạo sống mũi cao, thẳng và dùng sụn vành tai để bọc ở đầu mũi.

Nâng mũi S-Line và L-Line – Dáng mũi nào đẹp hơn?

Nâng mũi S-Line và L-Line có đặc điểm khác nhau. Vì vậy không thể khẳng định dáng mũi nào đẹp hơn. Để cải thiện ngoại hình và đem lại vẻ đẹp hài hòa, tự nhiên, nên lựa chọn dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp bác sĩ để được tư vấn về dáng mũi phù hợp.

Bí quyết lựa chọn dáng mũi phù hợp với khuôn mặt:

  • Mặt vuông: Người có khuôn mặt vuông có thể thực hiện cả dáng mũi S-Line và L-Line. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cân nhắc tạo hình mũi có độ cao phù hợp nhằm giúp khuôn mặt trở nên mềm mại và sang trọng hơn.
  • Mặt dài: Người có khuôn mặt dài nên lựa chọn dáng mũi S-Line cao để tạo nét mềm mại, giảm sự thô cứng và giúp khuôn mặt trở nên tự tin hơn. Ngoài ra, để tạo cảm giác mặt tròn hơn, bác sĩ có thể làm đầu mũi tròn và nhỏ.
  • Mặt trái xoan: Khuôn mặt trái xoan thích hợp với dáng mũi S-Line có độ cao vừa phải. Dáng mũi này giúp tôn lên các nét đẹp tự nhiên của khuôn mặt, đồng thời giúp khuôn mặt hài hòa và thanh tú hơn.
  • Mặt tròn: Người có khuôn mặt tròn vừa phải thích hợp với dáng mũi S-Line có đầu mũi tròn, nhỏ và chiều cao vừa phải. Ngược lại, người có gương mặt tròn, gò má cao và má đầy đặn nên chọn dáng mũi S-Line cao để giúp khuôn mặt trở nên thon gọn và mềm mại hơn.
  • Mặt nhọn: Đối với khuôn mặt nhọn, gầy và ốm, lựa chọn ưu tiên là dáng mũi L-Line hoặc S-Line dáng cao. Dáng mũi này giúp tôn lên nét sắc sảo, góc cạnh và sang trọng.

Cấu trúc khuôn mặt của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ để được tư vấn dáng mũi phù hợp với đặc điểm khuôn mặt và sở thích cá nhân.

Bác sĩ Lê Trần Duy chia sẻ những điều cần biết khi phẫu thuật nâng mũi trên HTV7

Ưu điểm – Hạn chế của nâng mũi S-Line và L-Line

Nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line là các dáng mũi được ưa chuộng hiện nay. Để dễ dàng lựa chọn dáng mũi phù hợp, ngoài việc cân nhắc về cấu trúc khuôn mặt bạn đọc cần lưu ý đến ưu điểm và hạn chế của từng dáng mũi.

Ưu điểm – Hạn chế của dáng mũi S-Line

Dáng mũi S-Line có độ cao vừa phải với đường nét mềm mại, phù hợp với khuôn mặt của người Á Đông. Ngoài ra, phương pháp này chủ yếu sử dụng sụn tự thân (chỉ 1 ít số trường hợp phải dùng sụn nhân tạo) nên khả năng tương thích cao, ít đào thải và xảy ra biến chứng hậu phẫu.

Ưu điểm:

  • Dáng mũi cao, thanh tú, đường nét mềm mại và hài hòa
  • Thời gian thực hiện khá nhanh chóng
  • Phục hồi nhanh và không để lại sẹo
  • Hiệu quả ổn định và lâu dài

Hạn chế:

  • Xâm lấn mô nên có thể gây đau nhức
  • Hầu như chỉ thích hợp với nữ giới
  • Phải chăm sóc mũi kỹ lưỡng để tránh tình trạng nhiễm trùng, lệch mũi,…

Ưu điểm – Hạn chế của dáng mũi L-Line

Dáng mũi L-Line đặc trưng bởi dáng mũi cao, thẳng tắp và sang trọng. Dáng mũi này có chiều cao nhất định nên mất nhiều thời gian thực hiện hơn so với dáng mũi S-Line.

Ưu điểm:

  • Dáng mũi cao, sang trọng giúp khuôn mặt trở nên cuốn hút, sắc sảo và cá tính
  • Phù hợp với cả nam giới lẫn nữ giới
  • Hiệu quả lâu dài và tương đối ổn định
  • Không để lại sẹo sau khi thực hiện

Hạn chế:

  • Thời gian thực hiện thường lâu hơn dáng mũi S-Line
  • Phải sử dụng cả sụn vành tai và sụn nhân tạo
  • Dáng mũi cao nên cần phải thận trọng khi sinh hoạt, tránh va đập và hạn chế tối đa tai nạn

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line hết bao nhiêu tiền?

Chi phí nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line dao động từ 20 – 75.000.000 đồng/ lần thực hiện. Tuy nhiên, chi phí thực tế còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Loại sụn nâng: Nâng mũi bằng sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi, sụn sườn, sụn nhân tạo,… có giá thành khác nhau. Mỗi loại sụn có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Để được tư vấn cụ thể về vấn đề này, bạn đọc nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ.
  • Cấu trúc mũi: Chi phí phẫu thuật mũi còn phụ thuộc vào cấu trúc mũi. Người có mũi to bè, dáng mũi thô và sống mũi thấp thường phải phẫu thuật trong thời gian dài và chi phí cao hơn so với người có ít khuyết điểm ở mũi.
  • Cơ sở thực hiện: Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí nâng mũi. Thực tế, nâng mũi tại các trung tâm thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống máy móc hiện đại, quy trình phẫu thuật vô trùng và khép kín có chi phí cao hơn so với các cơ sở thẩm mỹ thông thường.
  • Bác sĩ thực hiện: Đội ngũ bác sĩ tại các cơ sở thẩm mỹ thường không đồng bộ về tay nghề và trình độ. Dịch vụ nâng mũi được thực hiện bởi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ có giá cao hơn so với các bác sĩ trẻ tuổi.

Chi phí được đề cập trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Vì vậy, bạn đọc nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn để được giải đáp rõ vấn đề này. Ngoài ra, một số trường hợp giải phẫu mũi bất thường hoặc đã từng phẫu thuật mũi, chi phí có thể cao hơn so với giá niêm yết.

Lưu ý khi nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line

Nâng mũi cấu trúc là giải pháp khắc phục khuyết điểm mũi to bè, đầu mũi tròn, dáng mũi thấp, thô, thiếu tự nhiên,… Ngoài ra, cải thiện hình dáng mũi còn giúp khuôn mặt trở nên hài hòa, tự nhiên, thu hút và sắc sảo hơn.

Tuy nhiên trước khi nâng mũi cấu trúc, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để đảm bảo an toàn sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, cần lựa chọn cơ sở có chất lượng và uy tín. Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn nên có thể gây nhiễm trùng, hoại tử da, lệch mũi,… nếu thực hiện tại các spa không có đủ thiết bị và tay nghề bác sĩ yếu kém.
  • Dáng mũi đẹp là dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt. Vì vậy, không nên chạy theo xu hướng và các hình mẫu cố định mà cần lựa chọn dáng mũi phù hợp với khuôn mặt và hài hòa với mắt, miệng,…
  • Nếu khuyết điểm ở mũi không đáng kể, có thể cân nhắc một số phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn hơn như thu gọn cánh mũi và nâng mũi không phẫu thuật (tiêm filler).
  • Nâng mũi đòi hỏi phải xâm lấn mô để đặt sụn và tạo hình mũi. Do đó, nên thông báo với bác sĩ nếu có các bệnh nội khoa như nhiễm trùng, rối loạn chảy máu, tiểu đường,… Đồng thời cần khai báo tất cả các loại thuốc và TPCN sử dụng trong vòng 30 ngày để được cân nhắc về rủi ro trước khi thực hiện.
  • Nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line cần ít nhất 1 tháng để cố định dáng mũi. Vì vậy, cần chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro và biến chứng như lệch mũi, co rút mũi,…
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc chủ động đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như mũi chảy máu, đau nhức dữ dội, người mệt mỏi, nóng sốt, mũi lệch,…
  • Để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc mũi và duy trì kết quả lâu dài, cần hạn chế các tác động mạnh lên cơ quan này. Đồng thời nên hạn chế nghiêng người về phía trước quá nhiều và tránh tập thể dục cường độ mạnh.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về phương pháp nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line. Hy vọng qua bài viết, chị em có thể dễ dàng lựa chọn dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt và sở thích cá nhân. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, nên trực tiếp đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Cắt mí, nhấn mí là các thủ thuật thẩm mỹ mắt phổ biến hiện nay. Các phương pháp này có thể khắc phục được một số khuyết điểm như mắt nhỏ, mắt 1 mí, mí mắt sụp, chùng nhão, mí mắt không đều, bọng mắt lớn,… Để hiểu rõ hơn về các kỹ thuật nhấn mí, cắt mí phổ biến, quy trình thực hiện,… bạn đọc có thể tham khảo thông tin tổng hợp trong bài viết sau.

Cắt mí, nhấn mí là gì? Khi nào nên thực hiện?

Cắt mí, nhấn mí là các phương pháp thẩm mỹ mắt phổ biến hiện nay. Các phương pháp này được thực hiện nhằm khắc phục một số khuyết điểm ở vùng mắt như mắt 1 mí, mí lót, mí mắt chùng, bọng mắt lớn, nhão do ảnh hưởng của tuổi tác.

Cắt mí (phẫu thuật chỉnh hình mắt) là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn có khả năng loại bỏ mô mỡ, da thừa, tạo hình mắt và tạo nếp mi mắt mới. Hiện nay, phương pháp này được đánh giá có khả năng cải thiện được hầu hết các khuyết điểm ở vùng mắt.

Phẫu thuật cắt mí mắt được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Mắt 1 mí, mí lót, sụp mí
  • Mắt có nhiều nếp
  • Mí trên chùng nhão, chảy xệ
  • Bọng mắt dưới lớn, có nhiều nếp nhăn khiến đôi mắt trở nên lờ đờ, thiếu sức sống
  • Mắt nhỏ, mắt xếch

Nhấn mí (bấm mí) là thủ thuật thẩm mỹ đơn giản được thực hiện bằng cách luồn chỉ vào da cùng với cơ nâng và sụn mi để tạo nếp mi mới. Phương pháp này chỉ giúp tạo mí mắt và hầu như không khắc phục được các khuyết điểm khác.

Nhấn mí có mức độ xâm lấn thấp nên chỉ được thực hiện với những trường hợp mắt có khuyết điểm không đáng kể như:

  • Mắt 1 mí
  • Mắt mí lót nhưng không có da chùng hoặc da chùng không đáng kể
  • Mí mắt không đều nhau

Các phương pháp nhấn mí (bấm mí) phổ biến hiện nay

Nhấn mí là thủ thuật thẩm mỹ mắt không xâm lấn, không gây tổn thương mô và chảy máu. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách luồn chỉ qua da và cơ nâng hoặc sụn mi nhằm tạo nếp mí mắt mới. Bấm mí (nhấn mí) thích hợp với người trẻ (dưới 30 tuổi), mắt chưa có dấu hiệu lão hóa và chỉ có các khuyết điểm nhỏ như mắt 1 mí, mí mắt không đều và mí lót.

Một số kỹ thuật nhấn mí (bấm mí)được áp dụng phổ biến hiện nay:

1. Nhấn mí bằng kỹ thuật luồn chỉ đơn thuần

Luồn chỉ đơn thuần là kỹ thuật bấm mí được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng kim cùng với chỉ thẩm mỹ luồn qua các điểm nhấn đã được vẽ trực tiếp lên da. Chỉ được luồn qua da sẽ liên kết với cơ nâng nhằm tạo nếp gấp mí mới.

Ưu điểm:

  • Mức độ xâm lấn tối thiểu nên ít đau, sưng viêm
  • Thời gian phục hồi nhanh chóng
  • Chi phí phù hợp

Hạn chế:

  • Có nguy cơ tuột chỉ và mất nếp mí
  • Chỉ tạo được nếp mí mới và không thể cải thiện các khuyết điểm khác

2. Nhấn mí luồn chỉ kết hợp rạch da

Nhấn mí luồn chỉ kết hợp rạch da được thực hiện bằng cách rạch từ 3 – 5 đường nhỏ ở mí trên, sau đó tiến hành loại bỏ một phần mỡ thừa. Cuối cùng, luồn chỉ sâu hơn vào sụn mi để tạo liên kết với vùng da ở mí trên và tạo nếp mi mới. Kỹ thuật này giúp loại bỏ mỡ tích tụ ở mắt và tác động sâu hơn nên kết quả có thể duy trì được từ 5 – 10 năm.

Ưu điểm:

  • Có thể tạo nếp mi mới kết hợp với loại bỏ mỡ thừa ở mắt
  • Kết quả có thể duy trì được từ 5 – 10 năm

Hạn chế:

  • Thời gian phục hồi chậm hơn phương pháp luồn chỉ đơn thuần (khoảng 1 tuần)
  • Mức độ xâm lấn nhiều hơn nên có thể gây đau nhẹ và sưng đỏ

3. Nhấn mí luồn chỉ đa điểm

Phương pháp này được thực hiện tương tự kỹ thuật luồn chỉ kết hợp rạch da. Tuy nhiên, trong kỹ thuật luồn chỉ đa điểm bác sĩ sẽ rạch và tạo ra từ 12 – 15 điểm thay vì từ 3 – 5 điểm nhằm tăng độ chắc chắn của chỉ nâng và giúp kết quả duy trì lâu hơn.

Ưu điểm:

  • Có thể khắc phục được khuyết điểm da mắt chùng nhẹ và tạo được nếp mí mắt mới
  • Kết quả duy trì lâu dài hơn so với các kỹ thuật nhấn mí khác

Hạn chế:

  • Chi phí cao hơn các kỹ thuật bấm mí thông thường
  • Thời gian thực hiện khá lâu và tốc độ phục hồi chậm
  • Gây đau nhiều và sưng đỏ hơn so với luồn chỉ đơn thuần

Các phương pháp phẫu thuật cắt mí mắt phổ biến

Bên cạnh bấm mí, cắt mí mắt cũng là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này có mức độ xâm lấn cao hơn và kết quả có thể duy trì được trong thời gian dài hoặc vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách.

Dưới đây là một số phương pháp cắt mí phổ biến hiện nay:

1. Cắt mí Plasma

Cắt mí Plasma thích hợp với nam giới và nữ giới có đôi mắt nhỏ, mí mắt không đều hoặc bị sụp. Phương pháp này ứng dụng công nghệ Plasma có khả năng đông mạch máu ngay khi tiếp xúc nhằm giảm thiểu mức độ xâm lấn, phòng ngừa chảy máu kéo dài, hỗ trợ giảm sưng đau và thúc đẩy tốc độ phục hồi của vết thương.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành định hình nếp mí và chỉnh dáng mí sao cho phù hợp, hài hòa và cân đối với khuôn mặt. Sau đó, tạo đường cắt ngắn với kích thước nhỏ nhằm loại bỏ mỡ thừa, cắt phần da chùng não và chảy xệ. Tiếp tục khâu sát đường cắt nhằm tạo thành mí mắt mới giúp đôi mắt tự nhiên và to tròn hơn.

Quá trình thực hiện phương pháp này có sự hỗ trợ của tia Plasma nên hầu như ít gây đau, sưng đỏ và khó chịu. Sau khoảng 5 ngày, bạn cần đến bệnh viện để được cắt chỉ. Nếu chăm sóc tốt, vết thương có thể phục hồi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày.

Ưu điểm:

  • Cải thiện được hầu hết các khuyết điểm ở mắt
  • Đem lại kết quả lâu dài
  • Thời gian thực hiện khá nhanh chóng (30 phút)
  • Giảm thiểu được mức độ chảy máu, sưng viêm và tốc độ phục hồi nhanh

Hạn chế:

  • Chi phí cao hơn các phương pháp cắt mí thông thường

2. Cắt mí mini

Cắt mí mini là tiểu phẫu tạo hình có quy trình thực hiện đơn giản, độ an toàn cao và mức độ xâm lấn thấp. Công nghệ này tạo mí mắt nhỏ nên cho vẻ đẹp tự nhiên và hài hòa hơn các phương pháp cắt mí khác.

Phương pháp cắt mí mini được thực hiện bằng cách rạch một đường ngắn trên mí và triệt tiêu các mô mỡ thừa, da chùng và chảy xệ. Tiếp đến, khâu đính da mí mắt cùng với cơ nâng mí nhằm tạo mí mắt mới. Tuy nhiên để mí mắt rõ nét hơn, bác sĩ sẽ kết hợp với thủ thuật bấm mí.

Ưu điểm:

  • Tạo mí mắt tự nhiên và hài hòa
  • Có thể áp dụng cho trường hợp không thể thực hiện các phương pháp cắt mí khác
  • Mức độ xâm lấn thấp, thời gian phục hồi nhanh chóng

Hạn chế:

  • Chỉ thích hợp với người trẻ và có ít khuyết điểm ở mắt
  • Thời gian thực hiện khá lâu (khoảng 40 phút)

3. Cắt mí Hàn Quốc

Cắt mí Hàn Quốc là phương pháp phẫu thuật cắt mí mắt đầu tiên. Chính vì vậy, phương pháp này không có sự hỗ trợ của công nghệ Plasma. Cắt mí Hàn Quốc được thực hiện bằng cách rạch đường nhỏ ngay sát mí mắt, sử dụng dụng cụ tạo nếp gấp mới và khâu lại bằng chỉ sinh học.

Vì không ứng dụng công nghệ Plasma nên phương pháp này chỉ tác động đến vùng mí mắt bên ngoài, đường mổ ngắn, mảnh, thời gian thực hiện nhanh và ít xâm lấn. Do đó mặc dù là phương pháp đầu tiên nhưng hiện nay cắt mí Hàn Quốc vẫn được ưa chuộng và áp dụng phổ biến.

Ưu điểm:

  • Có thể cải thiện được một số khuyết điểm ở vùng mắt như mắt nhỏ, mỡ thừa, mắt có mí lót, nhiều da chùng, mắt 1 mí, nếp mí không rõ ràng
  • Thời gian thực hiện nhanh (15 – 30 phút)
  • Mức độ xâm lấn thấp nên chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày hồi phục
  • Chi phí thấp hơn so với các phương pháp cắt mí khác

Hạn chế:

  • Có thể gây chảy máu và sưng đỏ do không có sự hỗ trợ của công nghệ Plasma

Có thể thấy, nhấn mí và cắt mí mắt có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với khuyết điểm ở vùng mắt, sở thích, nhu cầu cá nhân và khả năng tài chính.

Quy trình phẫu thuật cắt mí và nhấn mí

Phẫu thuật cắt mí và nhấn mí mắt có quy trình đơn giản, mức độ xâm lấn thấp và thời gian thực hiện nhanh hơn so với các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn khác.

Quy trình phẫu thuật cắt mí – nhấn mí được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi thực hiện bấm mí và cắt mí mắt, bác sĩ thẩm mỹ sẽ thăm khám trực tiếp và tư vấn cho khách hàng dịch vụ phù hợp. Đối với trường hợp mắt có ít khuyết điểm, bác sĩ thường tư vấn bấm mí để giảm mức độ xâm lấn. Ngược lại, nếu mí mắt bị chùng, bọng mắt tích nhiều mỡ, mắt nhỏ,… bác sĩ có thể đề nghị cắt mí để giải quyết triệt để các khuyết điểm ở cơ quan này.

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe

Trước khi can thiệp phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe để chắc chắn khách hàng có đủ sức khỏe để thực hiện. Nếu có vấn đề sức khỏe đặc biệt (mang thai, tiểu đường,…), bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về rủi ro khi thực hiện.

Bước 3: Vẽ lằn mi

Sau đó, bác sĩ tiến hành đo độ rộng của mi mắt và vẽ lằn mi cân xứng với khuôn mặt và dáng mắt.

Bước 4: Gây tê

Để giảm tình trạng đau và khó chịu khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ.

Bước 5: Tiến hành nhấn mí và cắt mí mắt

Tiến hành bấm mí và cắt mí.

Bước 6: Bác sĩ dặn dò và tư vấn cách chăm sóc

Sau khi thực hiện cắt mí mắt và nhấn mí, bác sĩ sẽ tư vấn về một số lưu ý và cách chăm sóc tại nhà để vết thương nhanh lành và giúp mí mắt trở nên hài hòa, tự nhiên hơn. Nếu không có vấn đề phát sinh, bạn có thể trở về nhà trong ngày.

Chăm sóc sau khi thực hiện cắt mí, nhấn mí

Sau khi phẫu thuật nhấn mí và cắt mí, bạn cần chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Chăm sóc đúng cách giúp giảm sưng đỏ, đau nhức, hạn chế được viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh phục hồi hơn.

Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật nhấn mí và cắt mí:

  • Trong 24 – 48 giờ đầu tiên, bạn có thể chườm túi đá hoặc khăn lạnh xung quanh mắt để giảm sưng đau và nóng rát. Nên chườm từ 10 – 15 phút/ lần và thực hiện 3 – 5 lần/ ngày. Ngoài tác dụng giảm đau, biện pháp này còn giúp cầm máu và hạn chế tình trạng chảy máu kéo dài. Tuy nhiên cần hạn chế để nước chảy vào mắt vì có thể gây viêm nhiễm.
  • Trong 3 ngày đầu tiên, tuyệt đối không để mắt tiếp xúc với nước, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy rửa. Thay vào đó, nên sử dụng tăm bông thấm dung dịch nước muối sinh lý và vệ sinh nhẹ nhàng lên vết mổ để làm dịu da, sát khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Nên vệ sinh vết thương 2 lần/ ngày trong ít nhất 7 – 10 ngày sau khi cắt mí, nhấn mí.
  • Vào ngày thứ 3 – 5 trở đi, vùng mắt sẽ có hiện tượng bầm tím và sưng đỏ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường do cơ thể tập trung bạch cầu để bảo vệ vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Lúc này, bạn có thể chườm ấm hoặc lăn trứng gà để làm tan máu bầm và giảm sưng.
  • Để vết thương nhanh lành, nên uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua và trái cây – đặc biệt là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C.
  • Tránh dùng rượu bia, hút thuốc lá, cà phê, chất kích thích và kiêng cử tuyệt đối các loại thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi như thịt bò, nếp, hải sản, rau muống,…
  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian này, tuyệt đối không tự dùng bất cứ loại nào nếu chưa tham vấn y khoa. Một số loại thuốc thông dụng như Aspirin có thể gây chống ngưng tập tiểu cầu dẫn đến chảy máu kéo dài và làm vết thương chậm lành.
  • Nếu có thể, bạn nên ở nhà và hạn chế ngoài trời trong ít nhất 3 ngày. Tia UV cùng với bụi bẩn và không khí ô nhiễm có thể khiến vết thương sưng đỏ, chậm lành và viêm nhiễm.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Ngoài ra để mí mắt mới hiện rõ, đẹp, tự nhiên và duy trì được trong thời gian dài, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên trang điểm và tác động lên mắt trong ít nhất 14 – 21 ngày
  • Tránh dụi mắt trong khoảng 30 ngày sau khi cắt mí và nhấn mí. Thói quen này có thể khiến mí mắt bị lệch, mí không đều hoặc thậm chí bị tuột chỉ.
  • Để mí mắt giữ được lâu, cần hạn chế thức khuya và tránh các hoạt động khiến mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra, cần tẩy trang và làm sạch mắt hoàn toàn trước khi ngủ. Cặn trang điểm cùng với bụi bẩn có thể da mắt nhanh lão hóa, chùng nhão và làm mất nếp mí.

Biến chứng có thể gặp khi cắt mí, nhấn mí

Hầu hết các phương pháp thẩm mỹ đều tiềm ẩn rủi ro và biến chứng – đặc biệt là các thủ thuật xâm lấn. Thực tế, nhấn mí và phẫu thuật cắt mí có mức độ xâm lấn thấp và thời gian thực hiện nhanh chóng hơn so với các thủ thuật chỉnh hình mũi, má, cằm, thái dương và xương hàm.

Tuy nhiên, nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng hoặc chăm sóc không đúng cách, bạn có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Mắt sưng đau kéo dài: Thông thường, vết mổ do cắt mí có thể phục hồi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị sưng đau mắt kéo dài hơn 15 ngày. Biến chứng này xảy ra do tay nghề bác sĩ yếu kém dẫn đến thực hiện vết mổ sai kỹ thuật, vết mổ quá sâu và gây tổn thương cấu trúc da.
  • Mí mắt to, không tự nhiên: Mí mắt sau khi tạo hình phải có kích thước phù hợp với đôi mắt nhằm tạo vẻ đẹp tự nhiên và hài hòa. Tuy nhiên, thực hiện cắt mí tại các cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ có thể gây ra biến chứng mí mắt to, mắt trợn và không thể khép kín khi ngủ.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp của các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn. Biến chứng này có thể do cơ sở thẩm mỹ không vô trùng dụng cụ kỹ lưỡng hoặc cũng có thể do khách hàng chăm sóc kém và không dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định.
  • Một số biến chứng khác: Ngoài ra, nhấn mí và cắt mí có thể gây ra một số biến chứng khác như mắt lờ đờ, đôi mắt thiếu tự nhiên, mí mắt xuất hiện sẹo lồi, tổn thương dây thần kinh ở mắt, ảnh hưởng đến thị lực (hiếm gặp),…

Một số lưu ý khi phẫu thuật cắt mí mắt và nhấn mí

Cắt mí và nhấn mí là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng và phổ biến hiện nay. Chỉ sau khoảng 30 – 50 phút, bạn có thể khắc phục được các khuyết điểm và sở hữu ngay đôi mắt to tròn, rạng rỡ và thu hút.

Tuy nhiên trước khi thực hiện các phương pháp này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Cần lựa chọn bệnh viện/ trung tâm thẩm mỹ an toàn và uy tín. Phẫu thuật cắt mí mắt và nhấn mí tại các cơ sở không có đủ trình độ chuyên môn và máy móc hỗ trợ có thể không đem lại kết quả như mong muốn.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau khi phẫu thuật. Chăm sóc không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hỏng mí, tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo.
  • Người mắc bệnh nội khoa và đang sử dụng thuốc nên thông báo với bác sĩ thẩm mỹ tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc. Thực tế, có nhiều trường hợp gặp phải biến chứng do chủ quan và thiếu trung thực khi trả lời các câu hỏi từ bác sĩ.
  • Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu đối với phái nữ. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện để giảm thiểu rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
  • Ngay cả khi mắt đã phục hồi hoàn toàn, bạn vẫn cần tái khám theo lịch hẹn để được bác sĩ kiểm tra.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin liên quan đến phương pháp phẫu thuật cắt mí mắt và nhấn mí. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể lựa chọn được phương pháp thẩm mỹ phù hợp với khuyết điểm ở mắt, nhu cầu và sở thích cá nhân.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Nâng mũi là phương pháp chỉnh hình mũi được ưa chuộng hiện nay. Tùy vào nhu cầu, sở thích và khuyết điểm ở vùng mũi, bạn có thể lựa chọn nâng mũi không phẫu thuật bằng filler, sử dụng chỉ, tiêm mỡ tự thân hoặc phẫu thuật chỉnh hình mũi. Để hiểu rõ hơn về các phương pháp nâng mũi, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin tổng hợp được tham khảo từ chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình mũi  Bác Sĩ Lê Trần Duy

Tại Viện Thẩm Mỹ Dr.Duy_Bác sĩ Lê Trần Duy là người đứng đầu viện cũng là người chịu tránh nhiệm chính, trong từng ca phẫu thuật lớn nhỏ để đảm bảo kết quả tốt nhất cho mọi khách hàng đến đây làm đẹp (để được Bác Sĩ Duy thực hiện khách hàng phải đặt lịch trước).

nang-mui-1

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chỉnh hình thẩm mỹ, không ngừng lại ở đó Bác còn thường xuyên tu nghiệp ở các nước phát triển trong lĩnh vực thẩm mỹ bậc nhất trao đổi học hỏi để cải tiến những kỹ thuật trong lĩnh vực thẩm mỹ mà tại VIỆT NAM chưa có được , tỉ lệ thành công trong mỗi ca phẫu thuật do Bác sĩ Duy thực hiện là tuyệt đối, với tiêu chí “ đã làm là phải đẹp”.

Bác sĩ Duy đã và đang đồng hành trên con đường tìm lại nhan sắc vàng cho hàng triệu khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời  Bác sĩ Lê Trần Duy cũng là người sáng lập ra phương pháp nâng mũi độc quyền” nâng mũi điêu khắc” dáng mũi đẹp siêu tự nhiên, không tì vết.

Nâng mũi là gì?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ mũi phổ biến. Phương pháp này được thực hiện nhằm cải thiện các khuyết điểm ở vùng mũi như sống mũi thấp, mũi lệch, gồ, đầu mũi tròn, to, cánh mũi bè, dày, thô và quá cỡ so với khuôn mặt. Hiện nay, nâng mũi được chia thành 2 loại chính: Nâng mũi không phẫu thuật và nâng mũi phải can thiệp phẫu thuật xâm lấn.

Trong đó, nâng mũi không phẫu thuật sử dụng chỉ, mỡ tự thân hoặc chất làm đầy (filler) để cải thiện một số khuyết điểm nhỏ ở vùng mũi. Phương pháp này thích hợp với trường hợp mũi không có nhiều khuyết điểm hoặc không muốn can thiệp phẫu thuật.

Ngược lại, phẫu thuật nâng mũi có thể chỉnh sửa hầu hết các khuyết điểm ở cơ quan này, tạo dáng mũi, sống mũi và đầu mũi tự nhiên, hài hòa. Phẫu thuật nâng mũi có nhiều phương pháp khác nhau. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với khuyết điểm ở vùng mũi, sở thích và khả năng tài chính.

Khi nào nên – không nên nâng mũi?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng trong những năm gần đây. Chiếc mũi đẹp, thon gọn và thanh tú có thể cải thiện ngoại hình rõ rệt giúp khuôn mặt trở nên cuốn hút, hài hòa và sắc sảo hơn. Vì nằm ở vị trí trung tâm nên mũi có vai trò quan trọng đối với ngoại hình của cả nam và nữ giới. Do đó, can thiệp thủ thuật thẩm mỹ để sở hữu chiếc mũi đẹp và tự nhiên là nhu cầu không chỉ của riêng phái nữ.

Theo bác sĩ Lê Trần Duy, nâng mũi thích hợp với những trường hợp sau:

  • Sống mũi thấp, lệch hoặc gồ
  • Cánh mũi to, dày và bè
  • Kích thước mũi không cân xứng với khuôn mặt, mũi ngắn, to hoặc lệch
  • Đầu mũi tròn, to
  • Giải phẫu mũi bất thường (mũi vẹo, lỗ mũi không đều,…)
  • Trường hợp mũi hỏng do phẫu thuật tại các cơ sở không đảm bảo hoặc do chấn thương, tai nạn

Tuy nhiên, lời khuyên từ Bác sĩ Lê Trần Duy đặc biệt cần tránh can thiệp phẫu thuật chỉnh hình mũi đối với các đối tượng sau:

  • Người dưới 18 tuổi: Cấu trúc mũi ở người dưới 18 tuổi chưa ổn định và người trong độ tuổi này chưa thực sự ý thức được hành động của bản thân. Chính vì vậy, hầu hết các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đều không được thực hiện đối với nhóm đối tượng này.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: Thuốc gây tê và một số loại thuốc dùng sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến thai nhi và nguồn sữa. Do đó, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú không nên can thiệp các phương pháp thẩm mỹ.
  • Một số bệnh lý nội khoa: Ngoài mắc các bệnh lý nội khoa như thần kinh, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn đông máu,… có thể gặp phải biến chứng khi phẫu thuật thẩm mỹ. Do đó để đảm bảo an toàn, không nên thực hiện các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn.

Chống chỉ định nâng mũi không phẫu thuật:

  • Nam, nữ dưới 18 tuổi
  • Tiền sử dị ứng chỉ (đối với nâng mũi bằng chỉ) và chất làm đầy (đối với phương pháp tiêm filler)

Để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật nâng mũi, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc, TPCN sử dụng trong ít nhất 15 ngày và khai báo về tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về rủi ro trước khi thực hiện.

Bác sĩ Lê Trần Duy chia sẻ những điều cần biết khi phẫu thuật nâng mũi trên HTV7

Bác sĩ Lê Trần Duy là một trong những bác sĩ có tay nghề lâu năm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Hiện nay bác sĩ Lê Trần Duy làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, bạn đọc cần bác sĩ hỗ trợ và tư vấn miễn phí về vấn đề liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ theo thông tin dưới đây:

Vì số lượng khách hàng đến đây làm đẹp khá đông để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như kết quả hoàn hảo, để được Bác Sĩ Duy thăm khám, tư vấn cũng như trực tiếp thực hiện, vui lòng liên hệ đặt lịch trước 3 ngày để được xắp xếp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐẾN BÁC SĨ LÊ TRẦN DUY

  • ĐỊA CHỈ: 123 nguyễn chí thanh,Phường 9, Quận 5, TP.HCM
  • ĐIỆN THOẠI: 0785.184.456 (Liên hệ để được tư vấn và đặt lịch)
  • WEBSITE: letranduy.com
  • FANPAGE: facebook.com/duy.letran.566
  • YOUTUBE: (Nơi luôn cập nhập những video nâng mũi mới nhất do BS.DUY thực hiện) youtube.com/channel/UCjnPfdNK0q-j-umg2dtQRdw

Phương pháp nâng mũi điêu khắc “ Dáng mũi cao tự nhiên “ chỉ có tại Dr.Duy:

Tại Viện Thẩm Mỹ Dr.Duy tấc cả phương pháp nâng mũi được Bác sĩ Duy ứng dụng kỹ thuật điêu khắc dáng mũi, tạo nên dáng mũi hài hoà, thanh tú, cao đẹp tự nhiên phù hợp với khuôn mặt của người sở hữu, ưu điểm của kỹ thuật này là dáng mũi nhìn rất đẹp và tự nhiên, nhìn và sờ đều không biết mũi đã qua chỉnh sửa, bởi vậy nên tại Dr.Duy được rất đông đảo chị em, và cả cánh mày râu trong và ngoài nước tìm đến đây để sở hữu chiếc muĩ hoàn mỹ đẹp siêu tự nhiên như mơ ước.

Chính sách bảo hành  1 0 2 chỉ có tại Dr.Duy

Là một cơ sở có độ uy tín cực cao, tâm, đức và lợi ích khách hàng luôn đặt lên hàng đầu, để khẳng định và tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng, chính sách bảo hành do người đứng đầu Viện _ Bác sĩ Lê Trần Duy đưa ra:

Mọi khách hàng khi sử dụng dịch vụ nâng mũi tại Dr.Duy :

  • Nâng mũi cấu trúc
  • Nâng mũi bọc sụn
  • Nâng mũi bọc sụn megaderm
  • Nâng mũi S_line
  • Nâng mũi L_Line
  • Nâng mũi sụn sườn

Sẽ được bảo hành trọn đời, ngay cả trường hợp nguyên nhân từ phía khách hàng không may té ngã, tai nạn va đập mạnh, khiến cho mũi bị chấn thương, Bác sĩ Duy sẽ chỉnh sửa lại hoàn toàn miễn phí

Các phương pháp phẫu thuật nâng mũi phổ biến hiện nay

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp xâm lấn nhằm cải thiện khuyết điểm bằng cách chỉnh sửa cấu trúc mũi. Tuy nhiên, mức độ xâm lấn phụ thuộc hoàn toàn vào khuyết điểm ở mũi và nhu cầu của khách hàng.

Các phương pháp phẫu thuật nâng mũi phổ biến hiện nay:

1. Nâng mũi đơn thuần (nâng mũi Hàn Quốc)

Nâng mũi đơn thuần hay còn gọi nâng mũi Hàn Quốc là phương pháp khá phổ biến. Phương pháp này sử dụng vật liệu tổng hợp để nâng sống mũi giúp cho khuôn mặt trở nên thanh tú và cuốn hút hơn. Nâng mũi đơn thuần không can thiệp đến vách mũi, đầu mũi, cánh mũi và hầu như không làm biến dạng cấu trúc giải phẫu của cơ quan này.

Hiện nay ngoài sụn bọc nhân tạo, một số cơ sở thẩm mỹ còn sử dụng chất liệu tự thân (sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách mũi,…) để tăng mức độ tương thích, giảm thời gian nồi phục và ngăn ngừa hiện tượng đào thải.

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh
  • Chi phí phù hợp
  • Phục hồi nhanh và hầu như không để lại sẹo

Hạn chế:

  • Chỉ cải thiện được khuyết điểm sống mũi thấp
  • Vì chỉ can thiệp sống mũi nên mũi sau khi tạo hình có thể không tự nhiên như các phương pháp khác
  • Đầu mũi có thể bị bóng và đỏ do sụn nhân tạo ma sát với mô da

2. Nâng mũi bọc sụn (kết hợp sụn nhân tạo + tự thân)

Nâng mũi bọc sụn là một trong những phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay. Phương pháp này ra đời nhằm cải thiện một số hạn chế của phương pháp nâng mũi truyền thống như đầu mũi đỏ, bóng và thiếu tự nhiên. Nâng mũi bọc sụn được thực hiện bằng cách dùng vật liệu nâng nhân tạo có độ mềm, dẻo cao kết hợp với sụn tự thân (cân cơ thái dương, sụn tai, sụn sườn,…) để bao bọc mũi.

Phương pháp này giúp tạo sống mũi cao, thanh thoát, đầu mũi nhỏ và hạn chế được tình trạng đỏ, bóng như phương pháp truyền thống. Hơn nữa, nâng mũi bọc sụn còn có thể khắc phục được khuyết điểm mũi thấp, đầu mũi tròn và to. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tạo đường mổ có kích thước vừa phải, sau đó đưa 2/3 sụn nhân tạo để nâng sống mũi và sử dụng sụn tự thân đặt vào 1/3 đầu mũi.

Ưu điểm:

  • Cải thiện được khuyết điểm ở mũi giúp khuôn mặt trở nên thanh thoát, mềm mại và thu hút hơn
  • Thời gian thực hiện tương đối nhanh (khoảng 40 phút)
  • Khắc phục được biến chứng đầu mũi đỏ và bóng sau một thời gian nâng
  • Kết quả có thể duy trì được thời gian lâu dài

Hạn chế:

  • Chi phí cao hơn so với nâng sống mũi đơn thuần
  • Trường hợp đã lấy sụn vách ngăn mũi phải sử dụng sụn ở những vị trí khác nên thời gian thực hiện có thể kéo dài và chi phí thường cao hơn so với giá niêm yết
  • Không khắc phục được một số khuyết điểm ở mũi như cánh mũi to bè, lỗ mũi không cân xứng,…

3. Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi bao gồm cả sống mũi, đầu mũi và cánh mũi. Phương pháp này được thực hiện đối với trường hợp mũi có nhiều khuyết điểm như mũi ngắn, to, cánh mũi dày, thiếu tự nhiên, mũi tẹt, lệch hoặc bị chấn thương nghiêm trọng do tai nạn.

Đối với nâng mũi cấu trúc, bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy sụn tự thân (sụn vách mũi, sụn sườn hoặc sụn vành tai). Sau đó tiến hành phẫu thuật mở toàn bộ cấu trúc mũi, sử dụng sụn tự thân để tạo đầu mũi mới và sử dụng sụn nhân tạo để nâng sống mũi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thu gọn cánh mũi và chỉnh sửa một số khuyết điểm khác.

Ưu điểm:

  • Khắc phục được hoàn toàn các khuyết điểm ở vùng mũi
  • Cải thiện được biến chứng do phẫu thuật mũi hỏng
  • Người có giải phẫu mũi bất thường có thể thực hiện nâng mũi cấu trúc để chỉnh hình và tạo hình mũi

Hạn chế:

  • Thời gian thực hiện lâu, mất nhiều thời gian phục hồi
  • Chi phí cao
  • Phá vỡ cấu trúc mũi và có nguy cơ gây thủng đầu mũi
  • Khó sửa chữa nếu xuất hiện biến chứng

4. Một số phương pháp khác

Trên thực tế, phương pháp nâng mũi được phân chia theo nhiều yếu tố như hình dáng mũi, chất liệu sụn, mức độ xâm lấn,… Vì vậy ngoài 3 phương pháp chính trên, nâng mũi có một số phương pháp (tên gọi) khác như:

  • Nâng mũi bán cấu trúc: Nâng mũi bán cấu trúc là phương pháp chỉnh hình chỉ can thiệp một số vùng của cấu trúc mũi như sống mũi, cánh mũi hoặc đầu mũi tùy theo khuyết điểm của khách hàng. Hiện nay, nâng mũi bán cấu trúc được dùng để chỉ các phương pháp thẩm mỹ 1 phần mũi như nâng mũi đơn thuần hoặc nâng mũi bọc sụn.
  • Nâng mũi S-Line: Phương pháp này đề cập đến hình dáng mũi sau khi nâng. Mũi S-Line có sống mũi thẳng và độ cao vừa phải, đầu mũi nhỏ, tròn và đường nét tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt của người Á Đông. Thực tế, nâng mũi S-Line được thực hiện bằng cách ứng dụng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi bọc sụn.
  • Nâng mũi L-Line: Nâng mũi L-Line là dáng mũi thẳng, cao và đầu mũi nhọn. Khi nhìn nghiêng, mũi tạo thành hình dáng tương tự chữ L. Dáng mũi này thích hợp với nam giới và nữ giới có khuôn mặt dài, đường nét sắc sảo và cá tính. Tương tự nâng mũi S-Line, nâng mũi L-Line được thực hiện bằng phương pháp nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi

Hiện nay, nhiều trung tâm thẩm mỹ sử dụng các tên gọi khác nhau để quảng cáo các dịch vụ nâng mũi. Tuy nhiên trên thực tế, phẫu thuật nâng mũi chỉ bao gồm 3 phương pháp chính là nâng mũi đơn thuần, nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc.

Các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật

Phẫu thuật nâng mũi có chi phí khá cao và mất nhiều thời gian hồi phục. Chính vì vậy nếu mũi không có quá nhiều khuyết điểm, bạn có thể cân nhắc một số phương pháp nâng mũi không phẫu thuật sau:

1. Nâng mũi bằng cách tiêm filler (chất làm đầy)

Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ được ưa chuộng trong những năm gần đây. Phương pháp này sử dụng loại filler tương ứng để cải thiện một số khuyết điểm nhỏ trên khuôn mặt. Hiện nay, nâng mũi bằng tiêm filler được khá nhiều người ưa chuộng vì hầu như không xâm lấn mô, thời gian thực hồi nhanh và chi phí thấp.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp filler vào đầu mũi để tạo đầu mũi nhỏ. Điều này sẽ giúp cho mũi trở nên thanh thoát, tự nhiên và hài hòa với khuôn mặt hơn. Đồng thời không xâm lấn mô và phá vỡ cấu trúc mũi.

Ưu điểm:

  • Không gây đau, thời gian phục hồi nhanh
  • Chỉ thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút
  • Chi phí thấp
  • Có thể tiêm làm tan filler nếu không hài lòng với kết quả sau khi thực hiện

Hạn chế:

  • Chỉ cải thiện được khuyết điểm đầu mũi tròn, không can thiệp đến sống mũi hay cánh mũi
  • Phải tiêm bổ sung sau 1 – 2 năm vì filler có thể bị hấp thu vào cơ thể
  • Mặc dù có mức độ xâm lấn thấp nhưng tiêm chất làm đầy có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử da mũi và tổn thương dây thần kinh thị giác

2. Nâng mũi bằng chỉ

Nâng mũi bằng chỉ là một trong những phương pháp nâng mũi không phẫu thuật khá phổ biến. Phương pháp này sử dụng chỉ sinh hoạt hoặc chỉ collagen đưa vào mũi bằng kim tiêm. Sau đó, kéo căng chỉ để tạo khung nâng đỡ và giúp sống mũi cao, thanh thoát hơn. Sau một thời gian nhất định, chỉ sẽ tự tiêu hoàn toàn mà không cần phải phẫu thuật để loại bỏ.

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng (20 – 30 phút)
  • Tốc độ phục hồi nhanh, chế độ chăm sóc khá đơn giản
  • Có thể cải thiện được khuyết điểm sống mũi thấp vừa và đầu mũi tròn

Hạn chế:

  • Kết quả không duy trì được lâu dài do sử dụng chỉ tự tiêu
  • Chỉ tác động đến sống mũi, không thể cải thiện cánh mũi và trường hợp có đầu mũi ngắn hoặc quá to
  • Có thể gây dị ứng đối với một số trường hợp

3. Nâng mũi không phẫu thuật bằng mỡ tự thân

Phương pháp này sử dụng mỡ tự thân của chính khách hàng, sau đó đem chiết tách và tiêm trực tiếp vào cấu trúc mũi. Nâng mũi bằng mỡ tự thân có cải thiện hình dáng mũi và khắc phục một số khuyết điểm nhỏ. Hơn nữa, phương pháp này sử dụng mỡ tự thân nên có mức độ tương thích cao, ít gặp phải tác dụng phụ và phản ứng đào thải.

Ưu điểm:

  • Cho kết quả ngay sau khi thực hiện
  • Có thể chỉnh sửa nếu không hài lòng với kết quả sau khi thực hiện
  • Cho kết quả lâu dài hơn so với tiêm filler

Hạn chế:

  • Quy trình thực hiện khá phức tạp do phải chiết tách mỡ
  • Chỉ cải thiện được một số khuyết điểm nhỏ
  • Kết quả chỉ duy trì được một thời gian nhất định và phải thực hiện nhiều lần nếu muốn duy trì kết quả

Thông tin trong bài viết chỉ đề cập đến các phương pháp nâng mũi phẫu thuật và không phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy nếu muốn tìm hiểu đầy đủ các phương pháp chỉnh hình mũi, bạn đọc nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ.

Quy trình nâng mũi phẫu thuật/ không phẫu thuật

Nâng mũi phẫu thuật/ không phẫu thuật được thực hiện theo trình tự sau:

1. Chuẩn bị trước khi thực hiện

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn và có thể phải gây mê (nhất là trong trường hợp sử dụng sụn tự thân). Do đó trước khi thực hiện, bạn cần phải gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn dáng mũi và kiểm tra sức khỏe.

Trước khi phẫu thuật, cần khai báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng và một số vấn đề sức khỏe đặc biệt để được cân nhắc về thời điểm phẫu thuật.

Ngoài ra để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bạn cần:

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc trước 2 – 3 tuần phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt là thuốc chống đông máu, Aspirin và một số sản phẩm chứa thảo dược có tác dụng chống đông. Để đảm bảo an toàn, nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng trong ít nhất 15 ngày để được tư vấn cụ thể.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích và hút thuốc lá trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Hoạt chất trong khói thuốc và thức uống chứa cồn có thể khiến vết mổ chảy máu nhiều, thời gian phục hồi chậm và có nguy cơ bị viêm nhiễm cao.
  • Trước khi phẫu thuật, nên giữ tâm lý thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
  • Vào ngày phẫu thuật, nên tắm rửa sạch sẽ và mặc trang phục có chất liệu thông thoáng, rộng rãi để tiện cho việc phẫu thuật. Ngoài ra cần tránh trang điểm, mang trang sức và sơn móng tay/ móng chân.
  • Cần nhịn ăn và uống các loại nước có màu trong ít nhất 8 tiếng đồng hồ trước khi phẫu thuật. Chỉ được uống nước lọc nhưng cần hạn chế lượng nước dung nạp.
  • Sử dụng thuốc trước khi phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ (nếu có).

Đối với nâng mũi không phẫu thuật, quá trình chuẩn bị thường đơn giản hơn so với phẫu thuật xâm lấn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ.

2. Quy trình thực hiện

Quy trình nâng mũi không phẫu thuật/ phẫu thuật:

Bước 1: Thăm khám

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để chắc chắn khách hàng có đủ sức khỏe để phẫu thuật. Đối với những trường hợp có tinh thần bất ổn, đang bị sốt hoặc sức khỏe kém, bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn thời gian phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Đo vẽ dáng mũi

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đo vẽ dáng mũi trước khi thực hiện.

Bước 3: Sát khuẩn và gây tê vùng mũi

Để hạn chế nhiễm trùng và giảm đau đớn, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn và gây tê trước khi phẫu thuật. Đối với những trường hợp phải sử dụng sụn tự thân – đặc biệt là sụn sườn, bác sĩ có thể gây mê toàn thân để giảm cảm giác đau đớn và giúp quá trình lấy sụn diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 4: Lấy sụn tự thân (đối với nâng mũi can thiệp phẫu thuật)

Tiến hành lấy sụn tự thân ở vách ngăn mũi mũi hoặc sụn tai. Tuy nhiên với những trường hợp đã lấy sụn trước đây, bác sĩ có thể phải phẫu thuật để lấy sụn sườn.

Bước 5: Tiến hành nâng mũi

Tiến hành nâng mũi không phẫu thuật/ phẫu thuật để tạo hình mũi, cải thiện và khắc phục các khuyết điểm.

Bước 6: Tư vấn về cách chăm sóc hậu phẫu

Sau khi nâng mũi, khách hàng sẽ được bác sĩ dặn dò về việc sử dụng thuốc để phòng ngừa viêm nhiễm và chế độ chăm sóc hậu phẫu nhằm giúp vết thương nhanh lành. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp mũi lên form tự nhiên, hài hòa và có thể duy trì được thời gian lâu hơn.

3. Chăm sóc sau khi nâng mũi

Sau khi nâng mũi, cần chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để mũi lên form đẹp, tự nhiên và phòng ngừa các biến chứng hậu phẫu.

Chế độ chăm sóc sau khi nâng mũi:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và cần tái khám để cắt chỉ, đánh giá tình trạng mũi.
  • Có thể đặt ống dẫn lưu sau khi phẫu thuật để giúp dịch ứ và máu thoát ra bên ngoài.
  • Để giảm sưng sau khi nâng mũi, nên chườm lạnh xung quanh mũi từ 3 – 4 lần/ ngày. Tuy nhiên, không nên để nước dính vào vết mổ. Vào ngày thứ 4 – 5, mũi bắt đầu xuất hiện hiện tượng bầm tím và sưng đỏ. Lúc này, bạn có thể dùng trứng gà luộc lăn nhẹ xung quanh mũi để làm tan máu bầm.
  • Tuyệt đối không để nước dính vào vết mổ trong ít nhất 7 ngày. Đồng thời nên tránh trang điểm trong khoảng 1 tháng đầu sau khi nâng mũi.
  • Nên nghỉ ngơi tại nhà trong thời gian chờ mũi hồi phục. Khi vết mổ đã đông lại hoàn toàn, có thể đi lại nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm hiện tượng sưng bầm.
  • Để tránh gây vẹo sống mũi, nên nằm ngửa khi ngủ và tránh các tác động mạnh lên cơ quan này (gãi, chà xát, vận động mạnh, cúi người về phía trước,…).
  • Kiêng cử sinh hoạt vợ chồng trong ít nhất 15 ngày sau khi phẫu thuật mũi. Sau đó, nên quan hệ nhẹ nhàng để tránh gây lệch mũi, hỏng mũi,…
  • Chỉ tập thể dục trở lại khi mũi đã phục hồi hoàn toàn (khoảng 2 – 3 tháng).

Ngoài những biện pháp trên, bạn cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái để thúc đẩy tốc độ phục hồi, giảm đau nhức và sưng đỏ ở vết mổ.

Nâng mũi có nguy hiểm không?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Mặc dù có thể cải thiện được các khuyết điểm như mũi lệch, sống mũi thấp, đầu mũi to, cánh mũi thô và bè nhưng phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Nếu thực hiện nâng mũi tại các cơ sở kém chất lượng hoặc chăm sóc không đúng cách, bạn có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Đầu mũi đỏ, bóng hoặc lộ sống mũi giả (thường gặp ở phương pháp nâng mũi đơn thuần)
  • Mũi co rút và tụt sống mũi sau một thời gian nâng
  • Mũi lệch, vẹo, thiếu tự nhiên
  • Hoại tử mũi do tiêm filler không rõ nguồn gốc, chăm sóc không đúng cách hoặc do thiết bị, dụng cụ phẫu thuật chưa được vô trùng hoàn toàn
  • Tiêm filler nâng mũi còn gây tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến thị lực
  • Nâng mũi bằng chỉ có thể gây dị ứng với chất liệu chỉ

Ngay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường, nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử lý trong thời gian sớm nhất.

Một số lưu ý khi thực hiện nâng mũi

Nâng mũi có thể cải thiện các khuyết điểm ở vùng mũi, giúp ngũ quan trở nên hài hòa, khuôn mặt cuốn hút và thanh thoát hơn. Tuy nhiên trước khi quyết định nâng mũi, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín để thực hiện nâng mũi – kể cả nâng mũi bằng các phương pháp không phẫu thuật. Nâng mũi tại các cơ sở nhỏ lẻ, kém chất lượng là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng và rủi ro hậu phẫu.
  • Trung thực khai báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng (kể cả viên uống từ thảo dược, vitamin,…).
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, cần tái khám theo lịch hẹn và thông báo ngay với bác sĩ nếu có vấn đề bất thường.
  • Nên lựa chọn dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt. Không nên chạy theo xu hướng hay hình mẫu cố định.
  • Khi mũi đã phục hồi hoàn toàn, bạn có thể sinh hoạt và tập thể dục như bình thường. Tuy nhiên, cần thận trọng trong các hoạt động để giảm thiểu nguy cơ tai nạn và chấn thương.
  • Thăm khám mũi định kỳ 1 – 2 lần/ năm để bác sĩ đánh giá tình trạng, cấu trúc mũi và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm.

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ giúp tạo hình và chỉnh sửa các khuyết điểm mũi phổ biến hiện nay. Tuy nhiên trước khi quyết định thực hiện, bạn đọc cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh rủi ro và biến chứng, đồng thời sở hữu được chiếc mũi như ý muốn và hài hòa với cấu trúc khuôn mặt.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Treo chân mày là một kỹ thuật thẩm mỹ khá mới mẻ. Do đó, có khá nhiều chị em chưa hiểu rõ về phương pháp làm đẹp này. Để nắm rõ hơn các thông tin về treo cung chân mày, chị em có thể tham khảo bài viết dưới đây.

treo-cung-chan-may-la-gi2

Kỹ thuật treo chân mày là gì?

Khi chúng ta càng nhiều tuổi, làn da càng bị lão hóa. Tình trạng này khiến cho các tế bào dưới da, mô liên kết bị thoái hóa, chùng, giãn. Hệ quả là chân mày cũng bị chùn xuống, làm mất đi sự tươi trẻ, kém tự tin và lộ rõ vẻ mệt mỏi. Để khắc phục vấn đề này treo chân mày là kỹ thuật được áp dụng ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy treo chân mày là gì?

Theo các chuyên gia, treo chân mày còn được gọi là treo cung chân mày. Đây là kỹ thuật khâu treo cố định cung mày, không cắt da. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ rạch một đường nằm sát cung chân mày trên hoặc dưới và loại bỏ một phần da dư thừa ở đó. Sau đó, kéo căng da, cố định lại cho lông mày được cao hơn rồi tiến hành tạo dáng cong nhẹ cho lông mày theo mong muốn của từng chị em.

Phương pháp này tuy khá đơn giản nhưng sẽ giúp chị em có chân mày thanh tú, trẻ trung, mang lại sự tươi trẻ. Thêm vào đó, thời gian hồi phục nhanh chóng, đem lại hiệu quả tốt. Sau khi thực hiện khoảng 1 tuần, khách hàng đã có thể sở hữu một đôi chân mày đẹp, tự nhiên giống như không thẩm mỹ.

Các phương pháp thực hiện

Đây là phương pháp thẩm mỹ có nguồn gốc từ Hàn Quốc và được du nhập vào nước ta thời gian gần đây. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến là phẫu thuật hở  và nội soi. Ngoài ra, trong phương pháp nội soi còn có kỹ thuật treo chân mày bằng chỉ vàng. Cụ thể như sau:

1. Phẫu thuật treo chân mày 

Phương pháp này còn được gọi là treo cung chân mày truyền thống. Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ sát bờ chân mày, loại bỏ các lớp da nhăn, thừa để kéo căng phần da mí mắt để đưa chân mày lên vị trí cao hơn. Tuy nhiên, vị trí mới của chân mày phải được căn chỉnh sao cho phù hợp với khuôn mặt của từng chị em.

2. Phẫu thuật bằng nội soi

Treo cung chân mày bằng nội soi được xem là phương pháp an toàn. Bởi quy trình sẽ được tiến hành thông qua vài vết chích nhỏ, chỉ khoảng từ 0,5 – 1cm được giấu trong chân tóc, luồn ống nội soi vào và dùng chỉ thẩm mỹ để cố định chân mày. Vì vậy nội soi không cần phẫu thuật, không gây đau đớn, không để lại sẹo.

3. Phương pháp phẫu thuật nội soi bằng chỉ vàng 

Trong phẫu thuật chân mày bằng nội soi, đây được xem là phương pháp tiên tiến và an toàn nhất. Không chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất mà khi được nội soi bằng chỉ vàng còn cung cấp collagen cho da. Điều này sẽ ngăn ngừa được tình trạng lão hóa, xóa chấm đồi mồi, vết chân chim, giúp làn da trở nên căng bóng.

Chưa hết, hiệu quả của phương pháp nội soi bằng chỉ vàng còn kéo dài từ 5 – 10 năm tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Chi phí treo cung chân mày là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào cơ sở thẩm mỹ, phương pháp được áp dụng mà chi phí thực hiện kỹ thuật này cũng khác nhau. Nhưng nó thường giao động từ 5 – 10 triệu cho một lần phẫu thuật. Trong đó, phương pháp phẫu thuật chân mày truyền thống có giá thấp nhất và phẫu thuật bằng chỉ vàng có giá cao nhất. Mặc dù có giá thành khá cao, nhưng nhiều chị em vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để thực hiện phẫu thuật bằng chỉ vàng. Bởi nó lành tính và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách chăm sóc sau khi thực hiện treo cung chân mày

Để có được một cặp chân mày tự nhiên nhất, sau khi phẫu thuật, chị em cần chú một số điều sau đây:

  • Dùng băng Urgo để tránh bụi bẩn bám vào, giữ vùng da phẫu thuật luôn sạch để không bị nhiễm trùng.
  • Khoảng 3 ngày đầu sau khi thực hiện, nên dùng đá lạnh để chườm. Nó sẽ làm giảm được tình trạng phù nề và sưng.
  • Dùng nước muối, kháng sinh do các bác sĩ chỉ định để vệ sinh vết thương. Lưu ý là phải tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, tái khám sau 7 ngày.
  • Không ăn các thực phẩm gây sẹo như đồ nếp, thịt gà, rau muống, hải sản trong khoảng 1 tháng sau phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin cần biết về kỹ thuật treo chân mày và chi phí thực hiện. Để bảo đảm an toàn, các chị em nên tìm đến những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng để thực hiện. Điều này sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các vấn đề không mong muốn cho bản thân.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Thu gọn cánh mũi là phương pháp chỉnh hình mũi đơn giản nhất. Phương pháp này can thiệp vào cánh mũi và một phần nhỏ mô sụn nhằm khắc phục khuyết điểm cánh mũi to, bè, thiếu tự nhiên, lỗ mũi lớn và kém duyên.

thu-gon-canh-mui

Thu gọn cánh mũi là gì? Khi nào nên thực hiện

Thu gọn cánh mũi là một trong những phương pháp chỉnh hình mũi đơn giản. Phương pháp này sử dụng dao kéo nhằm loại bỏ một phần cánh mũi và mô sụn nhằm khắc phục khuyết điểm cánh mũi to, bè và mất tự nhiên. Mặc dù không can thiệp đến cấu trúc mũi nhưng thu gọn cánh mũi có thể giúp chiếc mũi trở nên thon gọn, thanh thoát và hài hòa với khuôn mặt.

Phương pháp này có mức độ xâm lấn thấp, thời gian thực hiện nhanh (20 – 30 phút) và chi phí thấp hơn so với nâng mũi. Chính vì vậy hiện nay, thu gọn cánh mũi là một trong những dịch vụ thẩm mỹ được phái nữ ưa chuộng.

Phương pháp thu gọn cánh mũi thích hợp với những đối tượng sau:

  • Nam và nữ giới có cánh mũi to bè, dày thô và bành rộng sang hai bên
  • Lỗ mũi không cân xứng nhưng không muốn can thiệp nâng mũi cấu trúc

Thu gọn cánh mũi là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn. Chính vì vậy, phương pháp này không được áp dụng cho những đối tượng sau:

  • Khách hàng có vấn đề về tim mạch
  • Rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Người có tâm lý bất ổn
  • Đang bị nhiễm trùng

Để đảm bảo an toàn, các cơ sở thẩm mỹ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm cho khách hàng trước khi thực hiện thu gọn cánh mũi và các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn khác.

Các phương pháp thu gọn cánh mũi phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào mức độ dày, bè của cánh mũi và dáng mũi cụ thể của từng khách hàng, bác sĩ có thể chỉ định một trong hai phương pháp thu gọn cánh mũi là cắt cánh mũi và cuộn cánh mũi. Hai phương pháp này có mức độ xâm lấn, thời gian thực hiện và chi phí khá tương đồng.

1. Phẫu thuật cắt cánh mũi

Phẫu thuật cắt cánh mũi thích hợp với những trường cánh mũi dày, to bè, dáng mũi thấp và mũi có kích thước lớn hơn so với khuôn mặt. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo đường nhỏ ở phần chân cánh mũi, sau đó tính toán và cắt bỏ một phần mô sụn để tạo dáng mũi thon gọn và cân đối.

Sau đó, tiến hành dùng chỉ thẩm mỹ khâu các vết cắt và tạo dáng lỗ mũi hình hạt chanh. Hiện nay, phương pháp này còn được thực hiện đối với những khách hàng có đầu mũi tròn, lỗ mũi to, cánh mũi dày cứng và thô nhưng không muốn can thiệp nâng mũi cấu trúc. Mặc dù không thể khắc phục hoàn toàn khuyết điểm ở mũi nhưng phẫu thuật cắt cánh mũi có thể cải thiện dáng mũi và giúp chiếc mũi trở nên thon gọn hơn.

Cắt cánh mũi là phương pháp chỉnh hình khá đơn giản nên chỉ mất khoảng 30 phút thực hiện. Hiện nay, phương pháp này còn được ứng dụng trong kỹ thuật nâng mũi cấu trúc (kết hợp nâng sống mũi + bọc sụn tự thân + cắt cánh mũi).

2. Phương pháp cuộn cánh mũi

Cuộn cánh mũi không tác động đến phần mô mềm và sụn như phương pháp cắt cánh mũi. Chính vì vậy, phương pháp này thích hợp với những khách hàng có dáng mũi cao, đầu mũi khá thon gọn nhưng chỉ gặp phải khuyết điểm cánh mũi rộng, lỗ mũi lớn và kém duyên.

Khi thực hiện cuộn cánh mũi, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ ở sát bên trong chân cánh mũi (khoảng 2 – 3cm). Sau đó, sử dụng dụng cụ chuyên dụng kéo phần cánh mũi vào bên trong và cố định bằng chỉ thẩm mỹ. Chỉ sau 20 – 30 phút, khuyết điểm cánh mũi và lỗ mũi to bè sẽ được cải thiện rõ rệt.

Quy trình thực hiện thu gọn cánh mũi

Thu gọn cánh mũi là phương pháp thẩm mỹ khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và khách hàng có thể trở về nhà trong ngày chỉ sau 1 – 2 giờ phẫu thuật. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phương pháp này phải được thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn, khép kín và vô trùng.

Quy trình thu gọn cánh mũi được diễn ra theo trình tự sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Nếu có nhu cầu thu gọn cánh mũi, khách hàng sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn dịch vụ phù hợp. Với những trường hợp có khuyết điểm nhỏ và không đáng kể, bác sĩ thường khuyến khích thực hiện cuộn cánh mũi để giảm mức độ xâm lấn. Ngược lại, nếu cuộn cánh mũi không khắc phục được khuyết điểm, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt cánh mũi.

Bước 2: Xét nghiệm tổng quát

Mặc dù là thủ thuật đơn giản nhưng phương pháp thu gọn cánh mũi có xâm lấn mô. Chính vì vậy trước khi thực hiện, khách hàng cần phải thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Thu gọn cánh mũi chỉ được tiến hành khi khách hàng có đủ sức khỏe. Đối với những khách hàng không đáp ứng được điều kiện về sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn thời gian phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Xác định tỷ lệ và đo vẽ

Để đảm bảo thu gọn cánh mũi cho kết quả hài hòa, tự nhiên và cân đối, bác sĩ cần nghiên cứu về dáng mũi của từng khách hàng, xác định tỷ lệ và đo vẽ trước khi thực hiện. Hiện nay hầu hết các cơ sở thẩm mỹ đều ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ bác sĩ trong quá trình tạo hình cánh mũi.

Bước 4: Thực hiện thu gọn cánh mũi

Sau khi đo vẽ, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nhằm hạn chế cảm giác đau và khó chịu trong quá trình thực hiện. Sau đó, tiến hành cắt cánh mũi hoặc cuộn cánh mũi tùy theo dịch vụ mà khách hàng lựa chọn.

Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu

Sau khi phẫu thuật, khách hàng cần ở lại phòng chăm sóc hậu phẫu trong một thời gian nhất định (khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ). Nếu không có vấn đề bất thường, bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sau khi phẫu thuật và cho phép trở về nhà trong ngày.

Thu gọn cánh mũi là phương pháp chỉnh hình mũi đơn giản nhất. Chính vì vậy, phương pháp này có mức độ xâm lấn thấp, thời gian thực hiện nhanh và chế độ chăm sóc đơn giản.

Tuy nhiên để vết mổ nhanh lành, đồng thời hạn chế nguy cơ hình sẹo và viêm nhiễm, nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc như băng kín vết mổ trong vòng 12 – 24 giờ, vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý, mỡ kháng sinh, chườm đá để giảm sưng và kiêng các thức ăn dễ gây sẹo, mưng mủ. Đồng thời nên sử dụng theo hướng dẫn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Thu gọn cánh mũi có vĩnh viễn không? Giá bao nhiêu?

Thu gọn cánh mũi có vĩnh viễn không là vấn đề được nhiều nữ giới quan tâm. Theo các chuyên gia Thẩm mỹ, kỹ thuật cuộn cánh mũi và cắt cánh mũi đều cho kết quả vĩnh viễn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ can thiệp đến cánh mũi và một phần nhỏ đầu mũi nên không thể khắc phục được khuyết điểm sống mũi thấp, gồ.

Ngoài vấn đề “Thu gọn cánh mũi có vĩnh viễn không?”, chi phí thực hiện phương pháp này cũng được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Theo khảo sát, chi phí thu gọn cánh mũi có giá dao động từ 5 – 10.000.000 đồng tùy vào cơ sở thẩm mỹ và bác sĩ thực hiện.

Mặc dù là thủ thuật làm đẹp đơn giản nhưng thực hiện thu gọn cánh mũi tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng có thể gây viêm nhiễm, lỗ mũi sau khi tạo hình không cân xứng, thiếu tự nhiên,… Do đó, bạn nên lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín và an toàn để đảm bảo hiệu quả của phương pháp.

Ưu điểm – Hạn chế của phương pháp thu gọn cánh mũi

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất của con người cũng được cải thiện đáng kể. Chính vì vậy trong những năm gần đây, nhu cầu thẩm mỹ của nữ giới lẫn nam giới đều tăng lên rõ rệt. Nếu đang có ý định thực hiện phương pháp thu gọn cánh mũi, bạn có thể cân nhắc giữa ưu điểm và mặt hạn chế của phương pháp này:

Ưu điểm:

  • Khắc phục được khuyết điểm cánh mũi to, bè, thiếu tự nhiên, lỗ mũi to, kém duyên
  • Mức độ xâm lấn thấp, thời gian thực hiện nhanh (20 – 30 phút) và có thể hồi phục sau 5 – 7 ngày
  • Chi phí phù hợp (5 – 10.000.000 đồng)

Mặt hạn chế:

  • Không thể cải thiện được các khuyết điểm như sống mũi gồ, thấp bè, đầu mũi hếch, to tròn
  • Không phù hợp với người có bệnh lý về máu, tim mạch

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về phương pháp thu gọn cánh mũi. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp này và dễ dàng lựa chọn được biện pháp làm đẹp phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp chỉnh hình mũi sử dụng cả sụn nhân tạo và sụn tự thân (chủ yếu là sụn vành tai). Phương pháp này có thể cải thiện được một số khuyết điểm như sống mũi thấp, tẹt, ngắn, dáng mũi to và không cân đối với khuôn mặt.

nang-mui-boc-sun

Nâng mũi bọc sụn là gì?

Nâng mũi bọc sụn là một trong những phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay, với những ưu điểm vượt trội so với nâng mũi thông thường được ứng dụng tại nhiều trung tâm thẩm mỹ ở nước ta.

Kỹ thuật nâng mũi bọc sụn là sự kết hợp giữa sụn sinh học và sụn tự thân, sụn tự thân ( thường là sụn vành tai) có vai trò bảo vệ đầu mũi tránh khỏi những biến chứng gây ra, như bóng đỏ lộ sóng…sụn sinh học có vai trò nâng cao sóng mũi thấp tẹt từ đó Kỹ thuật này giúp tạo sống mũi cao, tự nhiên, đầu mũi thon gọn và hài hòa. Đồng thời khắc phục được biến chứng đầu mũi bóng, đỏ hoặc thậm chí bị thủng khi nâng mũi Hàn Quốc đơn thuần (nâng mũi chỉ sử dụng sụn nhân tạo).

Theo đánh giá từ bác sĩ Lê Trần Duy cũng như nhiều chuyên gia thẩm mỹ, nâng mũi bọc sụn không can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi, mức độ xâm lấn vừa phải và thời gian thực hiện nhanh chóng (45 – 60 phút). Hơn nữa, phương pháp này không chỉ cải thiện được khuyết điểm sống mũi thấp, tẹt mà còn khắc phục được tình trạng đầu mũi tròn và dày.

Khi nào nên nâng mũi bọc sụn?

Nâng mũi bọc sụn là giải pháp khắc phục được các khuyết điểm ở vùng mũi, tạo dáng mũi thon gọn, tự nhiên và hài hòa. Hình dáng mũi thay đổi còn giúp khuôn mặt trở nên rạng rỡ, thu hút và dễ dàng gây ấn tượng với người đối diện.

Các đối tượng nên thực hiện nâng mũi bọc sụn:

  • Sống mũi thấp, tẹt và ngắn
  • Vùng da ở đầu mũi mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương
  • Người có cơ địa nhạy cảm cũng có thể cân nhắc nâng mũi bọc sụn thay vì nâng mũi sụn nhân tạo đơn thuần (nâng mũi Hàn Quốc)
  • Hoặc bất cứ trường hợp nào mong muốn cải thiện hình dáng mũi

Nâng mũi bọc sụn là tiểu phẫu đơn giản và có mức độ can thiệp hạn chế. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phương pháp này không được khuyến cáo thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người dưới 18 tuổi (do cấu trúc sụn, xương chưa phát triển hoàn chỉnh và cơ địa dễ dị ứng, quá mẫn)
  • Người bị rối loạn đông máu
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch

Trước khi tiến hành nâng mũi bọc sụn, nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng (đặc biệt là dị ứng thuốc, vật liệu y tế,…) để được cân nhắc về việc phẫu thuật chỉnh sửa mũi. Không trung thực trong khai báo tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các rủi ro và biến chứng hậu phẫu.

Các loại sụn được sử dụng để nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn sử dụng 2 loại sụn chính, bao gồm sụn nhân tạo và sụn tự thân. Tuy nhiên tùy theo khuyết điểm ở mũi, khả năng tài chính và mong muốn của khách hàng, bác sĩ có thể lựa chọn các chất liệu sụn khác nhau.

Dưới đây là một số loại sụn được dùng để thực hiện nâng mũi bọc sụn:

1. Sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo là các loại sụn được sản xuất bằng vật liệu nhân tạo, an toàn, lành tính và có mức độ tương thích cao với tế bào của con người. Trước đây, nâng mũi chủ yếu sử dụng sụn sinh học được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Tuy nhiên hiện nay, phương pháp này còn sử dụng nhiều loại sụn khác nhau nhằm tăng độ bền và hạn chế phản ứng đào thải.

2. Sụn tự thân

Sụn tự thân được sử dụng để đặt lên 1/3 sống mũi nhằm bao bọc và bảo vệ đầu mũi. Sở dĩ các bác sĩ lựa chọn bọc mũi bằng sụn tự thân là để hạn chế hiện tượng đào thải, tránh tình trạng mũi bóng, đỏ và thủng do ma sát với vật liệu nhân tạo.

Các loại sụn tự thân được sử dụng để nâng mũi bọc sụn, bao gồm:

  • Sụn vành tai: Sụn vành tai là loại sụn tự thân được sử dụng phổ biến trong phương pháp nâng mũi bọc sụn. Đây là loại sụn có độ mịn, cong dẻo và dễ bóc tách nên rất dễ trong việc tạo hình đầu mũi.
  • Sụn vách ngăn: Sụn vách ngăn là mô sụn nằm ở lớp sụn ngăn cách lỗ mũi. Tương tự sụn vành tai, loại sụn này có độ dẻo dai và mềm nên thường được sử dụng để tạo hình đầu mũi.
  • Sụn cân cơ thái dương: Sụn cân cơ thái dương nằm ở vùng thái dương, có tính chất dày và mềm. Chính vì vậy, loại sụn này cũng được dùng để bọc đầu mũi – đặc biệt là trong trường hợp tái phẫu thuật.

Quy trình thực hiện phương pháp nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ khá đơn giản và có quy trình thực hiện nhanh gọn (khoảng 45 – 60 phút). Quy trình nâng mũi bọc sụn được diễn ra theo trình tự sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, đánh giá cấu trúc mũi và tư vấn phương pháp phù hợp. Nâng mũi bọc sụn có thể áp dụng cho những trường hợp mũi không có quá nhiều khuyết điểm như sống mũi thấp, tẹt, đầu mũi tròn và dáng mũi ngắn.

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm tổng quát

Như đã đề cập, nâng mũi bọc sụn là phương pháp can thiệp dao kéo. Do đó để đảm bảo an toàn, bác sĩ cần khai thác tiền sử bệnh lý, khám tổng quát và xét nghiệm máu. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi khách hàng đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe.

Trong trường hợp đang bị sốt, nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc có tác dụng chống đông máu, bác sĩ có thể yêu cầu trì hoãn thời gian phẫu thuật để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này có chống chỉ định tuyệt đối với người bị tiểu đường, rối loạn đông máu, tiền sử tim mạch,…

Bước 3: Gây tê và sát trùng

Để tránh cảm giác đau đớn và khó chịu khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và sát trùng vùng mũi trước khi can thiệp phẫu thuật.

Bước 4: Tiến hành nâng mũi bọc sụn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy sụn tự thân từ tai, vách ngăn hoặc cân cơ thái dương. Sau đó bóc tách mũi, sử dụng sụn nhân tạo đặt lên 2/3 sống mũi và dùng sụn tự thân để bọc đầu mũi.

Bước 5: Nghỉ ngơi, phục hồi

Sau khi thực hiện phẫu thuật, khách hàng sẽ được nghỉ ngơi tại bệnh viện trong vòng vài giờ đồng hồ hoặc 1 ngày (tùy trường hợp). Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ, thân nhiệt và tình trạng sức khỏe trước khi cho khách hàng trở về nhà.

Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu, tái khám theo lịch hẹn

Khi trở về nhà, cần sử dụng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau  5 – 7 ngày hoặc theo thời gian được bác sĩ yêu cầu, cần quay trở lại bệnh viện để được tái khám.

Nâng mũi bọc sụn có an toàn, vĩnh viễn không?

Nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không là thắc mắc của nhiều chị em. Theo chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ Lê Trần Duy, phương pháp này sử dụng sụn nhân tạo có chất lượng cao, an toàn và bền đẹp trong thời gian dài. Đồng thời dùng sụn tự thân (thường là sụn vành tai) để bọc ở đầu mũi nhằm hạn chế tình trạng mũi bóng, đỏ do sụn nhân tạo ma sát với mô da. Chính vì vậy, nâng mũi bọc sụn có hiệu quả lâu dài hơn so với nâng mũi Hàn Quốc. Nếu biết cách chăm sóc, chị em có thể duy trì kết quả như là trọn đời.

Phương pháp này có mức độ xâm lấn vừa phải, không can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi nên hiếm khi phát sinh biến chứng nặng nề. Tuy nhiên nếu thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng, bạn có thể gặp phải các biến chứng như mũi nâng quá cao, dáng mũi thiếu tự nhiên, mũi bóng đỏ, viêm nhiễm, hoại tử và tổn thương dây thần kinh thị giác.

Nâng mũi bọc sụn có giá bao nhiêu?

Theo khảo sát, chi phí nâng mũi bọc sụn có chi phí dao động từ 15 – 25.000.000 đồng tùy vào khuyết điểm ở vùng mũi, loại sụn sử dụng, cơ sở y tế thực hiện và tay nghề của bác sĩ. Ngoài ra, chi phí thực hiện có thể cao hơn nếu tái phẫu thuật (phẫu thuật lần 2, 3).

Hiện nay, có khá nhiều trung tâm thẩm mỹ thực hiện nâng mũi bọc sụn với giá rẻ. Tuy nhiên để hạn chế biến chứng và rủi ro đáng tiếc, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín và chất lượng.

Ưu điểm – Hạn chế của phương pháp nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là một trong những phương pháp chỉnh hình mũi phổ biến hiện nay. Phương pháp này có thể khắc phục được khuyết điểm sống mũi tẹt, thấp, ngắn và đầu mũi tròn, dày. Tuy nhiên, để dễ dàng lựa chọn được phương pháp nâng mũi phù hợp, bạn có thể cân nhắc giữa ưu điểm và hạn chế của phương pháp này:

Ưu điểm:

  • Cải thiện được nhiều khuyết điểm ở vùng mũi như mũi tẹt, ngắn, đầu mũi tròn,…
  • Hạn chế được biến chứng đầu mũi bóng, đỏ, lộ sụn của phương pháp nâng mũi Hàn Quốc
  • Thời gian thực hiện nhanh (45 – 60 phút), mức độ xâm lấn vừa phải, không gây đau và hồi phục chỉ sau 5 – 7 ngày
  • Hiệu quả lâu dài hơn so với nâng mũi nhân tạo hoàn toàn
  • Chi phí phù hợp (22.000.000 – 25.000.000 đồng)

Hạn chế:

  • Không khắc phục được khuyết điểm cánh mũi dày, mũi bè, to, thô, gồ và mất cân đối so với khuôn mặt
  • Không thể áp dụng đối với trường hợp mũi bị hư hỏng nặng do phẫu thuật ở những cơ sở kém chất lượng
  • Có thể bị teo sụn sau một thời gian dài

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp chỉnh hình mũi giúp cải thiện khuyết điểm mũi thấp, tẹt, đầu mũi tròn và dày. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể lựa chọn được phương pháp thẩm mỹ phù hợp với cấu trúc mũi, sở thích và khả năng tài chính. Để được tư vấn cụ thể hơn, nên đến trung tâm thẩm mỹ và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Thu gọn cánh mũi chỉ là một cuộc phẫu thuật đơn giản, không can thiệp quá nhiều vào cấu trúc mũi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều nguy cơ để lại sẹo nếu như bạn có cơ địa dữ hoặc cách chăm sóc không phù hợp. Vậy chăm sóc sau khi thu gọn cánh mũi thế nào là đúng cách?, dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin cần thiết cho bạn.

cham-soc-sau-thu-gon-canh-mui-1

Thu gọn cánh mũi có để lại sẹo không?

Thu gọn cánh mũi là một cuộc tiểu phẫu được thực hiện thông qua đường rạch mãnh ở chân mũi, điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, điều mà nhiều người quan tâm sau khi thu gọn cánh mũi là phương pháp này có để lại sẹo không.

Hiện nay, thu gọn cánh mũi được tiến hành bằng các công nghệ hiện đại với thời gian ngắn chỉ tầm khoảng 20-25 phút. Sau đó vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ và có thể cắt bỏ chỉ sau khoảng 5 đến 7 ngày. Do đó, đây được xem như một cuộc tiểu phẫu nhỏ và trường hợp để lại sẹo rất ít.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số trường hợp sau khi thu gọn cánh mũi để lại sẹo. Điều này chủ yếu xuất phát từ tay nghề của bác sĩ thực hiện ca tiểu phẫu. Kinh nghiệm và kỹ thuật của bác sĩ chiếm đến hơn 80% sự thành công của ca thẩm mỹ.

Do đó, để có được một cánh mũi đẹp và hoàn hảo bạn nên lựa chọn những nơi uy tín và các bác sĩ chuyên môn cao để được phục vụ chu đáo và an toàn nhất.

Chăm sóc sau khi thu gọn cánh mũi đúng cách không để lại sẹo

Ngoài lựa chọn các cơ sở uy tín, chất lượng thì việc chăm sóc sau khi thu gọn cánh mũi đúng cách cũng góp phần giúp cho mũi được phục hồi tự nhiên và không để lại sẹo. Bạn cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây để có một cánh mũi hoàn hảo.

Vệ sinh sau khi thu gọn cánh mũi:

  • Bạn cần cố định băng trên mũi ít nhất một ngày để đảm bảo vết thương không bị các loại vi khuẩn, virus hay bụi bẩn tác động vào gây viêm nhiễm, nhiễm trùng vết khâu.
  • Giữ cho vết khâu luôn được khô ráo, tránh trường hợp dùng nước rửa trực tiếp lên vết thương. Tốt nhất bạn hãy nên dùng bông gòn hay tăm bông thấm nước muối sinh lý để nhẹ nhàng vệ sinh cho mũi. Sau đó dùng bông y tế thấm đều cho khô và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau khi vừa thu gọn cánh mũi về, bạn nên dùng đá lạnh để chườm lên mũi liên tục. Việc này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi các tình trạng sưng hoặc đau nhức do vết mổ gây nên. Lưu ý: Thao tác phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng hay tác động đến cánh mũi.
  • Tuyệt đối không tác động mạnh hay dùng lực lên vùng mũi. Không được gãi, sờ, đeo kính, massage, không bơi hoặc hoạt động mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn.
  • Hạn chế gội đầu tại nhà, trong thời gian này bạn nên gội đầu tại các spa, tiệm chăm sóc tóc để đảm bảo không làm ướt cánh mũi bằng nước.

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp:

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ góp phần giúp cho cánh mũi của bạn mau lành và tránh tình trạng để lại sẹo sau đó.

Về chế độ ăn uống thì chúng ta nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

  • Rau muống: Đây là thực phẩm thuộc top đầu danh sách kiêng cử sau khi thu gọn cánh mũi hoặc sau bất kỳ tổn thương nào trên da. Bởi vì trong rau muống có chứa Madecassol làm tăng nhanh quá trình mô cơ phát triển. Kể cả những người có cơ địa lành tính thì loại thực phẩm này cũng làm tăng khả năng để lại sẹo lên đến hơn 30%.
  • Hải sản: Mặc dù đây là nhóm thực phẩm được cho là có hàm lượng đạm, protein và nhiều chất dinh dưỡng bổ sung tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên đây là một trong những món ăn mà người bị thương hoặc sau phẫu thuật nên tránh xa. Vì trong hải sản có chứa nhiều chất dễ gây kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, trong thời gian vết mổ đang lành lại thì bạn hãy nên kiêng các loại hải sản và những thực phẩm có mùi tanh.
  • Trứng: Loại thực phẩm này cũng được đánh giá rất cao  về hàm lượng dinh dưỡng và hỗ trợ rất tốt cho cơ thể. Mặc dù thế, trứng lại là thức ăn nên kiêng cử của người sau khi thu gọn cánh mũi. Vì khi ăn trứng sẽ làm cho lớp da non không đều màu, có thể trắng hơn so với các vùng da lân cận. Vì vậy bạn nên kiêng trứng trong quá trình mọc da non.
  • Thịt gà: Nếu không muốn vết mổ nổi mẩn gây ngứa ngáy, đau nhức khó chịu thì bạn nên tránh xa thịt gà, đặc biệt là da gà. Không những thế loại thực phẩm này còn làm cho vết thương chậm lành hơn so với bình thường. Nên thận trọng trong việc lực chọn các món ăn có gà, ngay cả những món ăn sử dụng nước luộc gà.
  • Thịt bò, gân bò: Thịt bò cũng giống như hải sản, nó chứa một lượng protein cao cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn thịt bò sau khi thu gọn cánh mũi sẽ gây nên tình trạng sẹo thâm rõ rệt. Vì thế, nếu không muốn cánh mũi bị mất thẩm mỹ do sẹo thì bạn nên hạn chế tất cả các loại thực phẩm liên quan đến nó.
  • Các món ăn làm từ nếp: Do tính nóng của nếp có thể làm cho vết thương bị hở hoặc gây sưng mủ nghiêm trọng. Để giảm thiểu tối đa tình trạng sẹo trên cánh mũi bạn nên tránh ăn các món được chế biến từ nếp như: xôi, gạo nếp,…
  • Đồ ăn lên men: Các loại đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối, kimchi,….sẽ làm cho vết thương lâu lành và tăng khả năng để lại sẹo trên mũi.
  • Thức uống có chất kích thích: Ngoài kiêng ăn bạn nên tránh xa các loại thức uống như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…..Những loại này không những ảnh hưởng đến vết mổ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Sau khi thu gọn cánh mũi bạn cần bổ sung một số loại thực phẩm như:

  • Nước ép trái cây: Các loại trái cây như cam, kiwi, bưởi, chanh, dứa…chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống viêm nhiễm cho vết khâu và hạn chế tình trạng sưng phù ở cánh mũi. Mỗi ngày 2 ly nước ép sẽ giúp việc thu gọn cánh mũi mau lành hơn.
  • Rau xanh: Đây là loại thực phẩm không chỉ tốt đối những người bình thường, mà còn rất cần thiết cho những ai mới thu gọn cánh mũi. Các loại rau xanh có công dụng làm lành các vết thương và giúp cơ thể kháng khuẩn rất tốt. Một số loại rau nên bổ sung như rau má, rau ngót, rau diếp cá, rau mồng tơi,….
  • Nghệ tươi: Nghệ được biết đến như một thần dược trị lành vết thương và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Bởi trong nghệ có chứa nhiều Curcumin giúp kháng viêm và tái tạo da non nhanh chóng.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp cơ thể được thư giãn, rút ngắn thời gian làm lành vết thương. Sau khi thu gọn cánh mũi bạn không nên làm việc quá sức, tránh các hoạt động quá mạnh làm tổn thương mũi. Ngoài ra, bạn nên ngủ đúng giờ và đủ giấc tránh để cơ thể mệt mỏi.

Uống thuốc và tái khám định kỳ:

Sau khi thu gọn cánh mũi, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ và làm lành vết thương. Vậy nên bạn cần thực hiện đúng các chỉ định của chuyên gia.

  • Uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ như bác sĩ đã hướng dẫn.
  • Đến đúng hẹn cắt chỉ và thăm khám định kỳ.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên phải báo ngay cho bác sĩ để được đưa ra giải pháp kịp thời.

Bài viết trên đã tổng hợp các cách chăm sóc sau khi thu gọn cánh mũi đúng cách giúp bạn không để lại sẹo. Hy vọng bạn đọc sẽ có được các biện pháp chăm sóc cho cánh mũi phù hợp để đạt được kết quả mong muốn sau khi phẫu thuật.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Nâng ngực nội soi là một trong những phương pháp được đánh giá tối ưu nhất hiện nay. Đây là một kỹ thuật thẩm mỹ phổ biến được áp dụng ở hầu hết các trung tâm thẩm mỹ. Vậy phẫu thuật nội soi là gì? Có an toàn không và có giá bao nhiêu sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Nâng ngực nội soi là gì?

Nâng ngực nội soi là một giải pháp giúp cải thiện kích thước vòng một bằng chất độn nhân tạo với kỹ thuật nội soi. Trên thiết bị nội soi có gắn camera sở hữu khả năng phóng đại gấp nhiều lần để cho ra những hình ảnh sắc nét, cho phép bác sĩ quan sát rõ ràng, thực hiện thao tác chuẩn xác để đặt chất độn nhân tạo vào đúng vị trí.

Với kỹ thuật nâng ngực nội soi, bạn chỉ cần thực hiện phẫu thuật một lần duy nhất là có thể sở hữu được một bộ ngực có hình dáng và kích thước như mong muốn. Đây là phương pháp được đánh giá là có hiệu quả cao, ít xâm lấn, an toàn và không để lại sẹo.

Nâng ngực nội soi có an toàn không?

Nâng ngực nội soi có an toàn không? Là vấn đề được nhiều chị em đặt ra, bởi phương pháp nào cũng tồn tại một số rủi ro không mong muốn xảy ra. Một ca nâng ngực nội soi sẽ đảm bảo được độ an toàn với tỷ lệ rủi ro ở mức tối thiểu thì điều này phải đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

  • Đảm bảo sức khỏe tốt: Trước khi nâng ngực nội soi, bạn sẽ được chỉ định khám sức khỏe tổng quát. Điều này sẽ giúp bạn biết được bản thân có đủ điều kiện để phẫu thuật nâng ngực hay không.
  • Túi độn chất lượng: Phần lớn, kích thước vòng một của bạn tăng lên bao nhiêu là còn phụ thuộc vào túi độn ngực mà bạn lựa chọn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn túi ngực có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguyên liệu an toàn và tương thích với cơ thể.
  • Bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm: Nâng ngực nội soi đòi hỏi phải có sự chuẩn xác trong từng thao tác. Do đó, bác sĩ tiến hành thực hiện đòi hỏi phải có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm cũng như sự tập trung và tỉ mỉ trong quá trình thực hiện.
  • Chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật, bạn nên tuân thủ chế độ chăm sóc bản thân theo sự chỉ định của bác sĩ. Đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ dẫn, thăm khám đúng lịch hẹn,…

Nâng ngực nội soi được thực hiện như thế nào?

Nâng ngực nội soi sẽ được thực hiện thông qua 4 đường mổ chính. Mỗi đường mổ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng như sau:

1. Nâng ngực nội soi đường nách

Nâng ngực nội soi đường nách là một trong những vị trí được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Khi đó, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ khoảng 2cm ngay tại nếp lằn nách rồi đưa dụng cụ nội soi vào để thực hiện bóc tách và tạo khoang ngực (nơi đặt chất liệu độn vào).

Ưu điểm:

  • Giúp giấu sẹo dễ dàng ở đường nách và tránh để lại sẹo xấu trên bầu ngực.
  • Không gây xâm lấn đến các mô tuyến vú.
  • Không gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác tại đầu ti và bảo toàn tuyến sữa.
  • Đem đến hiệu quả ngực đẹp tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Dễ bị lội sẹo khi mặc áo 2 dây hoặc đầm cúp ngực.
  • Đường rạch ở nách cách xa bầu ngực, nếu thực hiện không chuẩn sẽ khiến cho túi độn bị đặt lệch và bầu ngực sẽ có khả năng mất cân đối, gây kém thẩm mỹ.
  • Nếu thực hiện sửa chữa với những trường hợp gặp vấn đề sẽ gây khó khăn hơn vì không thể mổ lại ở đường nách.

2. Nâng ngực nội soi đường quầng vú

Đây là vị trí mổ rất gần với khoang ngực. Do đó, bác sĩ chỉ cần rạch một đường nhỏ tại khu vực quầng vú và thực hiện bóc tách với thiết bị nội soi để tạo khoang đặt túi ngực. Khi đưa túi độn thông qua đường quầng thì có thể đặt trên cơ hoặc dưới cơ tùy theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Ưu điểm:

  • Vị trí đường quầng vú giúp cho bác sĩ đặt túi một cách dễ dàng. Thao tác thực hiện cũng được kiểm soát tốt hơn.
  • Thuận lợi cho việc sửa chữa nếu có biến chứng bất thường xảy ra.
  • Vết sẹo để lại ngay tại quầng vú có thể được giấu kín sau lớp áo ngực, giúp chị em có thể mặc mọi l;oại trang phục mà không lo để lộ sẹo.
  • Phù hợp để đặt mọi loại túi độn.

Nhược điểm:

  • Nếu bác sĩ thực hiện với kỹ thuật không tốt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ti.
  • Kỹ thuật được thực hiện trực tiếp ở đầu ti nên sẽ gây ra nhiều tổn thương đến các mô tuyến vú nhất.
  • Vi trùng trong ống tuyến sữa nếu lan vào khu vực khoang chứa túi thì sẽ có khả năng bị co thắt bao xơ rất cao.

3. Nâng ngực nội soi đường nếp gấp chân ngực

Vị trí này nằm ở nếp lằn dưới vú, với đường mổ này bác sĩ sẽ tạo ra một đường mổ cỡ 2 – 2,5cm. Sau đó tiến hành bóc tách nhẹ nhàng và đưa túi độn từ dưới lên.

Ưu điểm:

  • Đường mổ được thực hiện đơn giản, rất gần với vị trí đặt túi độn và vô cùng an toàn.
  • Tránh gây tổn thương tại các dây thần kinh và mô tuyến ở đầu ti.
  • Giúp bảo toàn chức năng cảm giác và cho con bú.
  • Giúp bác sĩ dễ dàng thao tác và quan sát trực tiếp bằng mắt.
  • Giúp che đi vết sẹo sau mổ một cách dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Thao tác này cần phải được kiểm soát tốt trong quá trình thực hiện, nếu không sẽ để lại sẹo lớn gây mất thẩm mỹ.

4. Nâng ngực nội soi đường rốn

Nâng ngực nội soi đường rốn là kỹ thuật ít được áp dụng nhất hiện nay. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ tại đường rốn để đưa vào trong thiết bị nội soi và bóc tách khoang ngực.

Ưu điểm:

  • Quá trình phục hồi nhanh sau phẫu thuật.
  • Vết mổ được giấu kín trong lỗ rốn, đảm bảo được tính thẩm mỹ tối ưu.

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật này chỉ phù hợp với loại túi ngực trơn, túi ngực nước biển.
  • Đến nay, kỹ thuật nâng ngực qua đường rốn vẫn chưa được FDA công nhận. Mặc dù không bị cấm nhưng đường mổ này cũng được hạn chế sử dụng ở hầu hết các trung tâm thẩm mỹ.

Phương pháp nâng ngực nội soi có ưu điểm gì?

So với phương pháp thẩm mỹ nâng ngực khác thì nâng ngực nội soi sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:

1. Thời gian thực hiện và nghỉ dưỡng nhanh chóng

Thông thường, kỹ thuật nâng ngực nội soi sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 60 – 90 phút. Phương pháp này giúp giảm thiểu tối đa các xâm lấn và thời gian phẫu thuật khá ngắn, giúp bạn rút ngắn được thời gian nghỉ dưỡng.

Sau khoảng 1 tuần là bạn có thể cắt chỉ và sau khoảng 1 tháng là bạn có thể sinh hoạt trở lại như bình thường. Khi đó, vòng một của bạn sẽ được bình phục hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng.

2. Đảm bảo an toàn và không để lại sẹo

Kỹ thuật nâng ngực nội soi được thực hiện bằng việc sử dụng thiết bị nội soi giúp phóng đại được cấu trúc của vùng ngực, giúp bác sĩ thực hiện một cách chính xác và an toàn, hạn chế tối đa tổn thương đến các mô cơ và hệ thần kinh cũng như không làm mất cảm giác ở nơi đầu vú.

Nâng ngực nội soi là phương pháp không để lại sẹo. Bởi vì khi thực hiện kỹ thuật nội soi qua đường nách, nếu vết cắt trùng với nếp gấp của nách thì sau giải phẫu sẽ rất khó để nhận thấy sẹo và vết sẹo này cũng rất nhỏ, dễ mờ dần đi.

3. Kết quả đẹp tự nhiên, cân đối và mềm mại như ngực thật

Nâng ngực nội soi giúp khắc phục hoàn toàn những hạn chế mà phương pháp truyền thống không giải quyết được. Đồng thời, túi độn ngực được sử dụng là loại túi độn của các hãng nổi tiếng trên thế giới, đảm bảo độ an toàn, tự nhiên, mềm mại và tương thích với cơ thể.

4. Duy trì hiệu quả dài lâu

Nâng ngực nội soi là phương pháp hiện đại đi kèm với chất lượng cao sẽ giúp mang lại kết quả thẩm mỹ duy trì ổn định lâu dài. Ngoài ra, bạn còn nhận được thẻ bảo hành túi ngực, giúp bạn hoàn toàn yên tâm về kết quả nâng ngực tồn tại lâu dài với thời gian.

Nâng ngực nội soi có biến chứng không?

Mặc dù phương pháp nâng ngực nội soi là kỹ thuật được sử dụng phổ biến, có độ an toàn cao nhưng cũng có thể xảy ra một số biến chứng như sau:

  • Co thắt bao xơ: Đây là hiện tượng lớp mô sẹo bất thường hình thành xung quanh túi ngực khiến cho bầu vú bị căng cứng và khó chịu. Biến chứng này rất dễ gặp sau nâng ngực và có thể tái phẫu thuật để khắc phục.
  • Hai bên bầu ngực không đều nhau: Đây là tình trạng một bên vú có kích thước, hình dáng và vị trí khác với bên còn lại. Ngoài ra, vị trí núm và nếp vú cũng có thể nằm lệch với nhau.
  • Nhiễm trùng: Nguyên nhân gây nhiễm trùng là do phòng mổ không đảm bảo điều kiện vô trùng, dụng cụ y tế không được vệ sinh kỹ lưỡng,…
  • Gây tụ máu: Biến chứng này có những biểu hiện như vết bầm tím quanh ngực, vết thương không lành hoặc dịch máu chảy ra bên ngoài.
  • Vỡ túi ngực: Nguy cơ này chỉ xảy ra trong trường hợp bị chấn thương, tai nạn do té ngã dẫn tới túi ngực bị vỡ gây biến dạng hình dáng, gây đau và đỏ,…
  • Biến chứng khác: Ngoài ra còn có thể gây ra một số biến chứng khác như tắt tuyến sữa, mất cảm giác, vật liệu nâng ngực bị rò rỉ,…

Phòng ngừa các biến chứng sau nâng ngực nội soi

Để có thể ngăn ngừa được các biến chứng sau nâng ngực, các chị em phụ nữ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc an toàn dưới đây:

  • Thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ: Cần đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và nghe tư vấn giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu điểm và nhược điểm trước khi tiến hành nâng ngực.
  • Không được giấu bệnh (nếu có): Giấu bệnh khi thực hiện nâng ngực là một điều nguy hiểm. Trường hợp mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp hoặc tiểu đường sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Việc kiểm tra sức khỏe là một việc làm hết sức quan trọng để xác định rằng bản thân có đủ điều kiện để tiến hành nâng ngực hay không.
  • Lựa chọn địa điểm nâng ngực được Bộ Y tế cấp phép: Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp cho bạn có được kết quả thẩm mỹ an toàn mà không gây biến chứng.

Nâng ngực nội soi có giá bao nhiêu?

Chi phí của một ca phẫu thuật nâng ngực nội soi có giá dao động khoảng 80 – 100 triệu đồng nếu bạn thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín và có tên tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Chi phí này không bao gồm thuốc mê, thiết bị phòng mổ cũng như các chi phí liên quan khác. Do đó, chi phí nâng ngực nội soi có thể cao hơn nếu bao gồm:

  • Phí gây mê
  • Phí bệnh viện hoặc cơ sở phẫu thuật
  • Áo ngực định hình sau phẫu thuật
  • Kiểm tra y tế
  • Thuốc kê đơn
  • Phí phẫu thuật viên

Trên đây là những thông tin giải đáp về nâng ngực nội soi, giúp bạn có thể nắm rõ được những thông tin cần thiết liên quan đến phương pháp thẩm mỹ này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về thẩm mỹ nâng ngực nội soi, từ đó có thể lựa chọn cho mình địa chỉ thẩm mỹ nâng ngực an toàn và hiệu quả.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Newer Posts