Chăm sóc hậu nâng mũi bằng chỉ như thế nào?

by Văn Luân
0 comment

Theo các chuyên gia, 50 % thành công của ca nâng mũi dựa vào tay nghề của bác sĩ và quá trình phẫu thuật, 50% còn lại là do cách chăm sóc, kiêng cữ của người bệnh. Do đó, sau nâng mũi, người bệnh nên chú ý đến chế độ chăm sóc để cơ thể nhanh phục hồi và giữ gìn dáng mũi như ý, bền lâu. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc sau khi nâng mũi bằng chỉ nên kiêng gì, cách chăm sóc ra sao.

sau-nang-mui-chi-nen-kieng-gi-2

Sau khi nâng mũi bằng chỉ nên kiêng gì?

Phương pháp nâng mũi bằng chỉ

Nâng mũi bằng chỉ là một trong những dịch vụ thẩm mỹ được phái đẹp ưa chuộng do khá an toàn, ít khi gây ra biến chứng. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành vừa phải, thời gian thực hiện nhanh, mũi đẹp tự nhiên, không gây đau và không cần nghỉ dưỡng. Để nâng mũi bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ sinh học tự tan theo thời gian đưa vào đầu cánh mũi bằng kim tiêm. Những sợi chỉ này sẽ kích thích tái tạo collagen tự nhiên, sau đó chúng sẽ tự tiêu biến theo thời gian, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thời gian và hiệu quả hồi phục sẽ không giống nhau. 

Khi nâng mũi, bạn nên chọn các cơ sở uy tín, bác sĩ phẫu thuật được đào tạo đúng chuyên môn. Bởi lẽ nếu muốn cấy chỉ vào mũi thì phải gây tê, dùng kim ấn vào mũi để đưa chỉ vào. Các thủ thuật này đều gây chảy máu nguy hiểm cho bệnh nhân, là phương pháp có xâm lấn nên phải thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Ngoài ra, cũng cần lựa chọn chỉ sinh học chất lượng tốt, rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc dùng chỉ rẻ sẽ khiến người bạn dễ gặp nguy cơ biến dạng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. 

Những điều cần kiêng sau nâng mũi bằng chỉ

Để tránh các rủi ro không mong muốn như lệch vẹo, sưng viêm, nhiễm trùng, sau khi nâng mũi bạn cần tránh những điều sau:

  • Không nằm úp: Nằm úp hoặc nằm nghiêng dễ khiến mũi bị sưng, vẹo lệch dáng mũi. Do đó, tốt nhất bạn nên kê đầu cao hoặc nằm ngửa để bảo vệ dáng mũi trong những tuần đầu sau phẫu thuật trong suốt quá trình ngủ. Sau 3 – 4 tuần khi các liên kết đã vững chắc, mũi đã ổn định, bạn hoàn toàn có thể ngủ ở mọi tư thế. Tuy nhiên cũng nên tránh nằm sấp để không gây va chạm ảnh hưởng đến mũi. 
  • Không sờ nắn mũi, vận động mạnh: Trong quá trình hồi phục, bạn tuyệt đối không được gãi hay nắn bóp mũi, đồng thời cần tránh tối đa việc va chạm mạnh vào mũi. Vì lúc này phần sụn mũi chưa thích nghi hoàn toàn, rất dễ bị tổn thương và cần có thời gian hồi phục.
  • Không đeo kính, trang điểm trong 1 tuần đầu: Thời điểm này, mũi rất yếu ớt, do đó bạn cần hạn chế đeo kính, trang điểm cho đến khi cắt chỉ. Nếu bị cận nặng bạn nên thay thế bằng kính áp tròng hoặc chọn những loại kính gọng nhẹ, tuyệt đối không ấn kính mạnh lên mũi.
  • Kiêng “chuyện ấy”: Trong 15 ngày đầu tiên sau nâng mũi, để tránh ảnh hưởng đến vùng mũi, bạn nên kiêng chuyện vợ chồng. Hoạt động này có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến vết thương chậm lành, vết sưng bầm lâu tan hơn. 
  • Ngoài ra, bạn cũng tránh để vùng phẫu thuật tiếp xúc với nước, không nên đi xông hơi ít nhất trong 1 tháng sau phẫu thuật.

Sau nâng mũi bằng chỉ nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục của cơ thể. Do đó, sau nâng mũi bạn cần xác định được bản thân nên ăn gì, kiêng gì. 

Các thực phẩm nên ăn sau nâng mũi

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn giúp dáng mũi đẹp, giảm sưng viêm để vết thương nhanh lành. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên ăn sau khi nâng mũi:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Các thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng làm mềm, phẳng và mờ các vết sẹo nhanh chóng, điều này giúp vết thương nhanh lành cũng đảm bảo tính thẩm mỹ cho mũi sau phẫu thuật. Các thực phẩm này là các loại trái cây, rau củ như cà chua, rau má, cà rốt, khoai lang, rau diếp cá, bí đỏ, gan động vật…
  • Thực phẩm giàu Calo – Protein: Các dưỡng chất trong các thực phẩm này có tác dụng cung cấp năng lượng, tăng cường hỗ trợ tái tạo mô hiệu quả để vết thương nhanh lành. Có thể kể đến như thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, trứng, sữa, phô mai, cá nước ngọt… 
  • Uống nhiều nước: Hãy uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, việc bổ sung chất lỏng cho cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục, tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho bản thân. Đặc biệt, bạn nên bổ sung các thực phẩm như nước ép thơm, cam, sinh tố đu đủ.
  • Quả mọng, rau có màu xanh đậm: Các loại quả mọng nên ăn là lựu, nho, dâu, việt quất, mâm xôi… Bạn cũng nên ăn các loại rau có màu xanh đậm vì giàu vitamin A, C, E, K như rau bina, cải xoăn…
  • Ngoài ra, cũng nên ăn nhiều chất béo từ dầu hạt, cá, ăn cá hồi để tăng cường sản sinh collagen; ăn nhiều bơ, quả hạch, hạt hướng dương… để bổ sung vitamin E.

Lưu ý: Mặc dù thịt gà thịt vịt là những thực phẩm giàu vitamin A, protein và rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, chúng lại không phù hợp với người cơ địa dị ứng. Do đó, nên cẩn thận khi dùng, trường hợp dị ứng có thể khiến vết thương bị sưng viêm, lâu lành. 

Các thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị, xác định sau nâng mũi chỉ kiêng gì, bạn cũng cần tránh các thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể. Sau khi nâng mũi bằng chỉ, bạn cần kiêng:

  • Rau muống: Có tính tăng sinh da, dễ làm đầy vết thương, gây ra sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ ở vị trí phẫu thuật.
  • Thịt bò: Trong những tuần đầu sau khi nâng mũi, bạn nên tránh ăn thịt bò vì có thể gây sẹo thâm, sẹo lồi, nâng mũi chỉ là phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn nên hạn chế ăn thịt bò trong thời gian đầu.
  • Hải sản: Sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương sau phẫu thuật dễ gây viêm hơn nữa còn có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Đồ nếp – đậu phộng: Tính nóng, dễ gây sưng viêm, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục của vết thương.
  • Đồ lên men: Là các thực phẩm khó tiêu hóa, ít dinh dưỡng, cản trở sự hồi phục của cơ thể, do đó nên tránh ăn cà muối, dưa muối…
  • Rượu bia: Khiến phản ứng viêm nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ sưng viêm sau nâng mũi từ đó làm vết thương lâu lành
  • Chất kích thích: Dễ gây nhiễm trùng vết thương, có thể gây viêm, dị ứng, khiến dáng mũi lâu lành.
  • Đặc biệt, trong thời gian đầu, bạn nên kiêng thức ăn nhanh, đồ chua, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…

Lưu ý: Với các thực phẩm như hải sản, rau muống, thịt bò, đồ nếp, đồ chua, sau 1 tháng là bạn đã có thể ăn lại bình thường. Tuy nhiên với rượu bia, chất kích thích, tốt nhất nên kiêng từ 3 – 6 tháng để khi mũi ổn định.

Cách chăm sóc sau nâng mũi

Không chỉ cần xác định được những vấn đề cần lưu ý, nắm được chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn cũng không nên bỏ qua một số cách chăm sóc sau đây:

1. Uống thuốc đều đặn

Sử dụng thuốc đều đặn theo đơn chỉ định của bác sĩ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh sẽ sạch mũi miệng, để vết thương và vùng mũi được khô thoáng giúp việc nâng mũi chỉ được hiệu quả nhanh hơn.

2. Uống nhiều nước

Như đã đề cập, bạn nên uống nhiều nước sau khi nâng mũi bao gồm nước lọc, nước rau củ, nước ép trái cây như nước rau má, diếp cá, cam, thơm… Chúng sẽ giúp tan máu bẩm, giảm sưng rất tốt. Không chỉ vậy, các thực phẩm này giàu vitamin, vừa cung cấp năng lượng vừa tăng cường đề kháng cho cơ thể.

3. Ăn nhiều thực phẩm thanh mát

Các thực phẩm thanh mát như súp lơ xanh, rau má, diếp cá… cũng rất tốt cho việc giảm sưng bầm sau nâng mũi. Đồng thời chúng cũng giúp vết thương nhanh lành hơn, là những thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua.

4. Chườm lạnh, chườm nóng

  • Chườm lạnh: Là phương pháp giúp giảm sưng, thường là chườm đá trong 6 – 12 tiếng sau phẫu thuật, bạn nên đặt ít đá vào túi chườm chuyên dụng để dùng. Tuyệt đối không để nước đá dây vào vết thương.
  • Chườm nóng: Thời điểm thích hợp là từ 4 – 5 ngày sau khi nâng mũi, có tác dụng giảm bầm, thường áp dụng là biện pháp lăn trứng gà. 

5. Nghỉ ngơi hợp lý

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên chọn các loại cháo súp, sinh tố trong những ngày đầu để cơ thể hồi phục thì cũng nên nghỉ ngơi hợp lý. Sau nâng mũi, hãy nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 – 2 ngày đầu. Ở những tuần sau, có thể sinh hoạt bình thường, tuy nhiên không nên làm việc quá sức, không thức quá khuya, tránh lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng để ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. 

6. Tái khám đúng hẹn

Thường xuyên theo dõi tình trạng hồi phục và kết quả của dáng mũi. Đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra để tránh các biến chứng có thể xảy ra. 

7. Vận động nhẹ nhàng

Các bài vận động nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho mũi vì có thể giúp hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru. Nhờ đó mà các dưỡng chất được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể tốt hơn và đẩy nhanh được tốc độ hồi phục. Tuy nhiên, tuyệt đối không được vận động mạnh hay luyện tập với cường độ cao.

Chỉ nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng, đi bộ sau khi nâng mũi mỗi ngày, kiên trì trong 7 – 14 ngày. Nếu muốn luyện tập thể thao như chạy bộ chậm, đánh cầu lông… thì chỉ nên thực hiện sau 2 tháng. Cần cẩn thận để không va chạm vùng mũi, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dáng mũi sau này. 

Hiệu quả của việc nâng mũi chỉ phụ thuộc vào cơ địa và độ tuổi của mỗi người. Biện pháp này dựa vào collagen tự thân để nâng mũi, do đó bạn cần tăng cường bổ sung collagen, tránh các thực phẩm khó tiêu, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để duy trì dáng mũi. Đặc biệt, điều quan trọng hơn hết là bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. 

Related Posts

Leave a Comment