Tìm hiểu phương pháp nâng mũi cấu trúc là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

by Văn Luân
0 comment

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ giúp tái thiết lập cấu trúc mũi bằng sụn nhân tạo và sụn nhân tạo, kết hợp với chỉnh sửa đầu mũi, cánh mũi và lỗ mũi. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp mũi có quá nhiều khuyết điểm, mũi lệch vẹo, co rút, biến dạng,… do chấn thương, tai nạn hoặc do phẫu thuật mũi hỏng. 

nang-mui-cau-truc-1

Nâng mũi cấu trúc là gì? Có mấy loại?

Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp nâng mũi phẫu thuật được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Phương pháp này được thực hiện nhằm tái thiết lập toàn bộ cấu trúc và hình dáng mũi bằng sụn tự thân và sụn nhân tạo/ sụn sinh học hoặc dùng 100% sụn tự thân (chủ yếu là sụn sườn).

Khác với nâng mũi đơn thuần, phương pháp này can thiệp chỉnh sửa cả sống mũi, cánh mũi, đầu mũi và lỗ mũi. Chính vì vậy, nâng mũi cấu trúc thường được áp dụng cho những người có dáng mũi thấp, ngắn và nhiều khuyết điểm. Vì chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi nên phương pháp nâng mũi cấu trúc mang đến dáng mũi hài hòa, tự nhiên, không bị thô cứng như các kỹ thuật khác.

Hiện nay, nâng mũi cấu trúc được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên dáng mũi và chất liệunâng:

  • Dựa trên dáng mũi: Dựa vào dáng mũi, nâng mũi cấu trúc được chia thành 2 loại là nâng mũi cấu trúc S-Line (dáng mũi hình chữ S nhẹ nhàng, tự nhiên) và nâng mũi cấu trúc L-Line (dáng mũi chữ L cao thẳng, sắc sảo).
  • Dựa vào vật liệu nâng mũi: Hiện nay, nâng mũi cấu trúc có thể sử dụng kết hợp sụn tự thân (sụn tai, sụn cân cơ thái dương,…) và sụn sinh học cao cấp để nâng sống mũi và bọc đầu mũi. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh sửa lỗ mũi, cánh mũi sao cho phù hợp với chiều cao và kích thước mũi. Ngoài ra, nâng mũi cấu trúc cũng có thể sử dụng 100% sụn tự thân (chủ yếu là sụn sườn). Dựa vào vật liệu nâng mũi, nâng mũi cấu trúc được chia thành 2 loại là nâng mũi cấu trúc tự thân và nâng mũi cấu trúc bọc sụn tự thân.

Trên thực tế, các thẩm mỹ viện đặt tên dịch vụ nâng mũi không có tính đồng nhất khiến cho khách hàng lầm tưởng có rất nhiều phương pháp. Vì vậy để được tư vấn cụ thể về vấn đề này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc nhân viên của trung tâm thẩm mỹ.

Khi nào nên nâng mũi cấu trúc?

Như đã đề cập, nâng mũi cấu trúc là phương pháp can thiệp toàn bộ cấu trúc mũi bao gồm đầu mũi, sống mũi, lỗ mũi, cánh mũi,… Do đó, phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp mũi có nhiều khuyết điểm.

Các trường hợp nên can thiệp phương pháp nâng mũi cấu trúc, bao gồm:

  • Người có dáng mũi ngắn, mũi hếch, sống mũi tẹt, lỗ mũi to, cánh mũi bè và dày
  • Người có dáng mũi cao nhưng mũi lệch, gồ, khoằm hoặc mũi cao, kích thước lớn bất thường khiến khuôn mặt kém tự nhiên, hài hòa
  • Người có dáng mũi không cân đối do dị tật bẩm sinh
  • Người có sống mũi lệch, mũi teo rút, tổn thương nặng do tai nạn, chấn thương hoặc do biến chứng sau khi làm đẹp ở các thẩm mỹ viện kém chất lượng
  • Hoặc bất cứ ai mong muốn sở hữu dáng mũi đẹp, thanh thoát và hài hòa với cấu trúc khuôn mặt

Việc can thiệp toàn bộ hình dáng và cấu trúc giúp dáng mũi sau khi chỉnh sửa trở nên thon gọn, thanh thoát và vô cùng tự nhiên. Tuy nhiên người có dáng mũi cân đối, lỗ mũi nhỏ, cánh mũi thon nhưng sống mũi chưa đạt chiều cao lý tưởng không nhất thiết phải can thiệp phương pháp này. Trong trường hợp dáng mũi ít khuyết điểm, bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp nâng mũi khác để hạn chế các can thiệp không cần thiết.

Các đối tượng không nên nâng mũi cấu trúc

Khác với các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật, nâng mũi cấu trúc can thiệp “dao kéo” đến toàn bộ cấu trúc mũi. Chính vì vậy, phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi đối tượng.

Theo các chuyên gia, nâng mũi cấu trúc không thích hợp với những đối tượng sau:

  • Người dưới 18 tuổi: Chưa đủ năng lượng pháp lý để chịu trách nhiệm trước những hành động và quyết định của bản thân. Do đó để tránh các tình huống không mong muốn, tất cả các trung tâm thẩm mỹ đều không thực hiện nâng mũi cấu trúc cho những người chưa đủ 18 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên thực hiện nâng mũi và các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn khác. Bởi tác động từ các phương pháp này cùng với ảnh hưởng của thuốc gây mê, gây tê, kháng sinh có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi và sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Rối loạn đông máu: Nâng mũi cấu trúc tái thiết lập toàn bộ cấu trúc mũi. Do đó, phương pháp này bắt buộc phải can thiệp vào mô da, sụn ở vùng mũi. Đối với những người bị rối loạn đông máu, máu có thể chảy kéo dài trong nhiều ngày dẫn đến hạ huyết áp và thậm chí là tử vong. Vì vậy, người bị rối loạn đông máu thường không được thực hiện phương pháp nâng mũi cấu trúc.
  • Các bệnh lý nội khoa: Ngoài ra, người bị các bệnh lý nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sử đột quỵ, mắc các bệnh tim mạch,… đều không được khuyến khích thực hiện nâng mũi cấu trú và các phương pháp nâng mũi phẫu thuật khác.

Ngoài các đối tượng chống chỉ định tuyệt đối, nâng mũi cấu trúc còn chống chỉ định tương đối với các đối tượng sau:

  • Đang bị sốt cao do bất cứ nguyên nhân nào
  • Đang bị nhiễm trùng
  • Người có tâm lý bất ổn, kích động
  • Người sử dụng thuốc chống đông máu, Aspirin và các loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu trong vòng 14 ngày

Với những đối tượng này, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng kiểm soát tình trạng sức khỏe và ngưng dùng thuốc ít nhất 14 ngày trước khi can thiệp phẫu thuật nâng mũi cấu trúc. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dời lịch phẫu thuật trong một số trường hợp khác. Để hạn chế rủi ro và biến chứng khi làm đẹp, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và lịch sử dùng thuốc.

Quy trình nâng mũi cấu trúc tiêu chuẩn

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ mũi tương đối phức tạp. Do đó, quá trình thực hiện diễn ra qua nhiều bước và kéo dài từ 120 – 150 phút. Trong khi đó, các phương pháp nâng mũi cũ chỉ mất khoảng 45 – 60 phút thực hiện.

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi can thiệp phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ thẩm mỹ trực tiếp thăm khám, đánh giá dáng mũi và khuyết điểm. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-Quang để quan sát rõ cấu trúc mũi trước khi tư vấn phương pháp phù hợp. Ở bước thăm khám, nên chủ động trao đổi mong muốn, sở thích cá nhân để được bác sĩ lựa chọn phương pháp nâng và dáng mũi phù hợp.

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm tổng quát

Để đảm bảo bạn có đủ sức khỏe để can thiệp phẫu thuật, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử cá nhân, gia đình và đặt một số câu hỏi liên quan đến tình trạng dị ứng thuốc, thức ăn,… Sau khi thăm khám lâm sàng, bạn cần thực hiện xét nghiệm máu, đo huyết áp và thử phản ứng thuốc để tránh các tai biến phát sinh trong quá trình phẫu thuật.

Bước 3: Đo vẽ dáng mũi phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt

Kết thúc bước thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành đo vẽ dáng mũi mới để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Hiện nay, một số trung tâm thẩm mỹ còn có các phần mềm giúp khách hàng có thể xem trước kết quả dáng mũi sau khi chỉnh sửa. Do đó nếu có điều kiện về tài chính, bạn nên lựa chọn các địa chỉ nâng mũi uy tín ở TPHCM, Hà Nội,… để đảm bảo dáng mũi sau khi chỉnh sửa cân đối và đạt tỷ lệ vàng.

Bước 4: Thực hiện nâng mũi

Nâng mũi cấu trúc được thực hiện bằng cách gây tê hoặc gây mê tùy theo từng trường hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt rạch da để lấy sụn tự thân. Kế tiếp, gọt dũa sụn tự thân sao cho phù hợp với đầu mũi, sống mũi và tiến hành đưa sụn vào cấu trúc mũi.

Đối với những trường hợp nâng mũi cấu trúc kết hợp giữa sụn tự thân và sụn sinh học, sụn sự thân sẽ được dùng để bọc đầu mũi còn sụn nhân tạo được sử dụng để tạo sống mũi cao thon. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh mũi đầu mũi, lỗ mũi, cánh mũi,… tùy theo khuyết điểm của từng khách hàng.

Bước 5: Chăm sóc, theo dõi tại bệnh viện

Sau khi nâng mũi cấu trúc, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện trong một đêm để được theo dõi và chăm sóc.

Bước 6: Tư vấn cách chăm sóc, hẹn lịch tái khám

Sau 24 giờ phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra lại dáng mũi và tình trạng sức khỏe. Sau đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cách dùng thuốc, chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi sau khi nâng mũi để đảm bảo mũi lên dáng đẹp, tự nhiên và hạn chế tối đa các biến chứng phát sinh. Sau thời gian chăm sóc tại nhà, bạn cần quay lại trung tâm thẩm mỹ theo lịch hẹn của bác sĩ để được tái khám và cắt chỉ.

Cách chăm sóc sau khi nâng mũi cấu trúc

Hình dáng mũi sau khi thẩm mỹ không chỉ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ mà còn bị chi phối bởi chế độ chăm sóc. Do đó sau khi nâng mũi cấu trúc, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc khoa học theo hướng dẫn để giảm đau nhức, phù nề, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp mũi lên form thanh thoát, hài hòa.

Cách chăm sóc sau khi nâng mũi cấu trúc:

  • Trong 48 giờ đầu tiên, nên tích cực chườm túi đá lạnh (nên chườm xung quanh mũi) để giảm viêm, phù nề và đau nhức. Sau khi mũi giảm sưng và hình thành máu bầm, có thể chuyển sang chườm ấm để làm tan cục máu đông và thúc đẩy tốc độ phục hồi.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc hoặc dùng các loại thuốc khác. Bởi một số loại thuốc có thể khiến vết thương chậm lành, chảy máu kéo dài và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Không chạm vào mũi và cần kiêng nước trong ít nhất 1 tuần đầu. Bên cạnh đó, nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Tránh xì mũi, ngoáy mũi, nhéo mũi, nằm nghiêng hay đi xe máy, xe đạp, tập thể dục trong ít nhất 7 – 10 ngày. Các hoạt động này đều có thể làm tăng nguy cơ lệch mũi, lộ sụn và khiến vết thương chậm lành.
  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi. Hạn chế dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thức uống chứa cồn và các loại thực phẩm có khả năng sinh mủ như đậu phộng, mè (vừng), thịt gà, nếp, thịt bò,…
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc có thể chủ động liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Nâng mũi cấu trúc an toàn không? Có gặp biến chứng?

Nâng mũi cấu trúc có an toàn không là vấn đề được các tín đồ làm đẹp quan tâm. Trong thời gian gần đây, nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ có xu hướng tăng lên đáng kể. Thẩm mỹ giúp nữ giới sở hữu khuôn mặt tự nhiên, hài hòa và khắc phục được các khuyết điểm không thể cải thiện bằng make up hay giảm cân. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, bao gồm cả nâng mũi cấu trúc đều tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng nhất định.

Một số rủi ro, biến chứng thường gặp khi can thiệp nâng mũi cấu trúc:

  • Nhiễm trùng (do không sử dụng thuốc kháng sinh đều đặn hoặc do cơ sở thực hiện không đảm bảo vô trùng tuyệt đối)
  • Chảy máu kéo dài (chủ yếu do cơ địa)
  • Dáng mũi kém tự nhiên, lệch vẹo (do tay nghề bác sĩ hoặc khách hàng chăm sóc không đúng cách)
  • Mũi chậm phục hồi, mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng (do cơ địa của khách hàng, trong trường hợp này bác sĩ có thể cân nhắc tiêm tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu để tăng tốc độ tái tạo, hồi phục)
  • Tổn thương dây thần kinh khiến mặt co cứng, lệch vẹo (thường do tay nghề bác sĩ yếu kém)

Có thể thấy, các biến chứng do nâng mũi cấu trúc thường bắt nguồn từ tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc và cơ địa của từng người. Để hạn chế rủi ro khi can thiệp phương pháp này, bạn nên trung thực trong việc khai báo tình trạng sức khỏe, lịch sử dùng thuốc và tiền sử dị ứng với bác sĩ. Bên cạnh đó, nên lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín và tuân thủ các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực hiện nâng mũi cấu trúc có giá bao nhiêu?

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ mũi phức tạp. Do đó so với nâng mũi bằng sụn nhân tạo hay tiêm filler, phương pháp này có chi phí cao hơn.

Theo khảo sát, chi phí nâng mũi cấu trúc có chi phí như sau:

  • Nâng mũi cấu trúc (sử dụng sụn nhân tạo + sụn tự thân) có mức giá khoảng 55 – 90.000.000 đồng tùy vào phẫu thuật lần đầu hay tái phẫu thuật
  • Nâng mũi cấu trúc + (chỉnh xương gồ/ chỉnh vách ngăn/ hạ xương bè/ chỉnh cánh mũi,…) có giá 60 – 90.000.000 đồng tùy vào phẫu thuật lần đầu hay tái phẫu thuật
  • Nâng mũi cấu trúc sử dụng sụn tự thân 100% (dùng sụn sườn) có giá 90 – 140.000.000 đồng tùy vào phẫu thuật lần đầu hay tái phẫu thuật

Tuy nhiên, chi phí nâng mũi cấu trúc thực tế có thể chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như:

  • Cơ sở thực hiện
  • Tay nghề, tên tuổi của bác sĩ
  • Loại sụn tự thân và sụn nhân tạo mà bạn lựa chọn
  • Khuyết điểm ở vùng mũi
  • Các biến chứng phát sinh (nếu có)
  • Chế độ, chương trình ưu đãi

Một số thắc mắc xoay quanh phương pháp nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ mũi được ưa chuộng trong những năm gần đây. Vì ra đời khá muộn nên phương pháp này còn khá nhiều vấn đề vướng mắc. Dưới đây là thông tin giải đáp các thắc mắc xoay quanh phương pháp nâng mũi cấu trúc.

1. Nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không?

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ mũi sử dụng sụn tự thân hoàn toàn hoặc kết hợp với sụn sinh học. So với sụn silicone trong các phương pháp nâng mũi cũ, sụn sinh học đã được FDA chứng nhận an toàn, lành tính và có mức độ tương thích cao. Đặc biệt, chất liệu này gần như không bị co rút, lộ sụn sau một thời gian mà ngược lại có thể tồn tại vĩnh viễn.

Theo các bác sĩ thẩm mỹ, nâng mũi cấu trúc có thể duy trì kết quả được 30 – 40 năm hoặc vĩnh viễn tùy theo cơ địa của từng người, tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc và loại sụn sử dụng. Đa phần những trường hợp dùng sụn tai và sụn cân cơ thái dương đều phải tái phẫu thuật vì sụn có xu hướng co rút sau một khoảng thời gian. Trong khi đó nếu sử dụng sụn sườn, thời gian duy trì có thể kéo dài hơn do loại sụn này tương đối cứng, bền và ít bị co rút, biến dạng.

2. Thực hiện nâng mũi cấu trúc có đau, bị lệch hay để lại sẹo không?

Trong quá trình nâng mũi, bạn sẽ được gây mê nên không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Tuy nhiên sau khi nâng, vùng mũi có thể bị phù nề, sưng đỏ và đau nhức. Để làm giảm cơn đau, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, chống viêm trong khoảng 5 – 7 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh và chườm ấm để cải thiện tình trạng đau nhức sau khi nâng mũi.

Nâng mũi cấu trúc có bị lệch và để lại sẹo không là vấn đề được bạn đọc quan tâm. Thực tế, phương pháp này hầu như không để lại sẹo do bác sĩ chỉ thực hiện vết rạch nhỏ và khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ nên hoàn toàn không bị lộ sẹo – trừ trường hợp chăm sóc không đúng cách, thường xuyên dùng các loại thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi như rau muống, thịt bò,…

Còn đối với trường hợp bị lệch sau khi nâng mũi cấu trúc, nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề bác sĩ yếu kém hoặc do chăm sóc không đúng cách, tác động mạnh vào mũi, lao động nặng và tập thể dục khi mũi chưa lành hoàn toàn. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, bạn nên lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

3. Nâng mũi cấu trúc có bền không?

Có khá nhiều phương pháp nâng mũi như nâng mũi bằng sụn nhân tạo, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi bằng chỉ, nâng mũi cấu trúc,… Tuy nhiên, đa phần các phương pháp này đều chỉ có tuổi thọ nhất định. Do đó, “Nâng mũi cấu trúc có bền không?” là vấn đề được các tín đồ làm đẹp quan tâm.

Thực chất, phương pháp này có tuổi thọ cao hơn so với các kỹ thuật nâng mũi khác. Nâng mũi cấu trúc có thể duy trì kết quả từ 30 – 40 năm hoặc vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách, cơ địa lành và được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là có chi phí rất cao, gấp từ 3 – 7 lần so với các phương pháp thẩm mỹ mũi khác.

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ mũi can thiệp đến toàn bộ sống mũi, đầu mũi, cánh mũi, lỗ mũi,… Đây là giải pháp hoàn hảo dành cho người sở hữu dáng mũi có nhiều khuyết điểm, mũi bị lệch vẹo, tổn thương nặng do chấn thương, tai nạn, bẩm sinh hoặc do phẫu thuật mũi hỏng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao, cần lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, an toàn và đáng tin cậy.

Related Posts

Leave a Comment