Tìm hiểu phương pháp nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là gì? Có ưu và nhược điểm gì?

by Văn Luân
0 comment

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là tên gọi đặc trưng để chỉ đường nét và hình dáng của mũi sau khi nâng. Để dễ dàng lựa chọn được dịch vụ phù hợp, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin được tham khảo từ chuyên gia Bác Sĩ Thẩm Mỹ Lê Trần Duy về ưu điểm, hạn chế của từng dáng mũi và chi phí thực hiện được tổng hợp trong bài viết sau.

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là gì?

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là tên gọi đặc trưng để chỉ đường nét và hình dáng của mũi sau khi nâng. Hai dáng mũi này có những điểm khác biệt rõ rệt:

  • Nâng mũi cấu trúc S-Line: Là dáng mũi có độ cao vừa phải với dáng mũi cong nhẹ và hình dáng tương tự chữ S. Dáng mũi này có độ mềm mại nhất định nên thích hợp với người có khuôn mặt tròn, phúc hậu và thân thiện.
  • Nâng mũi cấu trúc L-Line: Là dáng mũi cao, đầu mũi thon dài và sống mũi thẳng. Khi nhìn nghiêng, hình dáng của mũi tương tự chữ L. Dáng mũi này thường được thực hiện cho nam giới và nữ giới có khuôn mặt dài, sắc sảo và cá tính.

Khi nâng mũi S-Line, bác sĩ thường sử dụng sụn tự thân. Tuy nhiên đối với nâng mũi cấu trúc L-Line, cần sử dụng sụn nhân tạo để tạo sống mũi cao, thẳng và dùng sụn vành tai để bọc ở đầu mũi.

Nâng mũi S-Line và L-Line – Dáng mũi nào đẹp hơn?

Nâng mũi S-Line và L-Line có đặc điểm khác nhau. Vì vậy không thể khẳng định dáng mũi nào đẹp hơn. Để cải thiện ngoại hình và đem lại vẻ đẹp hài hòa, tự nhiên, nên lựa chọn dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp bác sĩ để được tư vấn về dáng mũi phù hợp.

Bí quyết lựa chọn dáng mũi phù hợp với khuôn mặt:

  • Mặt vuông: Người có khuôn mặt vuông có thể thực hiện cả dáng mũi S-Line và L-Line. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cân nhắc tạo hình mũi có độ cao phù hợp nhằm giúp khuôn mặt trở nên mềm mại và sang trọng hơn.
  • Mặt dài: Người có khuôn mặt dài nên lựa chọn dáng mũi S-Line cao để tạo nét mềm mại, giảm sự thô cứng và giúp khuôn mặt trở nên tự tin hơn. Ngoài ra, để tạo cảm giác mặt tròn hơn, bác sĩ có thể làm đầu mũi tròn và nhỏ.
  • Mặt trái xoan: Khuôn mặt trái xoan thích hợp với dáng mũi S-Line có độ cao vừa phải. Dáng mũi này giúp tôn lên các nét đẹp tự nhiên của khuôn mặt, đồng thời giúp khuôn mặt hài hòa và thanh tú hơn.
  • Mặt tròn: Người có khuôn mặt tròn vừa phải thích hợp với dáng mũi S-Line có đầu mũi tròn, nhỏ và chiều cao vừa phải. Ngược lại, người có gương mặt tròn, gò má cao và má đầy đặn nên chọn dáng mũi S-Line cao để giúp khuôn mặt trở nên thon gọn và mềm mại hơn.
  • Mặt nhọn: Đối với khuôn mặt nhọn, gầy và ốm, lựa chọn ưu tiên là dáng mũi L-Line hoặc S-Line dáng cao. Dáng mũi này giúp tôn lên nét sắc sảo, góc cạnh và sang trọng.

Cấu trúc khuôn mặt của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ để được tư vấn dáng mũi phù hợp với đặc điểm khuôn mặt và sở thích cá nhân.

Bác sĩ Lê Trần Duy chia sẻ những điều cần biết khi phẫu thuật nâng mũi trên HTV7

Ưu điểm – Hạn chế của nâng mũi S-Line và L-Line

Nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line là các dáng mũi được ưa chuộng hiện nay. Để dễ dàng lựa chọn dáng mũi phù hợp, ngoài việc cân nhắc về cấu trúc khuôn mặt bạn đọc cần lưu ý đến ưu điểm và hạn chế của từng dáng mũi.

Ưu điểm – Hạn chế của dáng mũi S-Line

Dáng mũi S-Line có độ cao vừa phải với đường nét mềm mại, phù hợp với khuôn mặt của người Á Đông. Ngoài ra, phương pháp này chủ yếu sử dụng sụn tự thân (chỉ 1 ít số trường hợp phải dùng sụn nhân tạo) nên khả năng tương thích cao, ít đào thải và xảy ra biến chứng hậu phẫu.

Ưu điểm:

  • Dáng mũi cao, thanh tú, đường nét mềm mại và hài hòa
  • Thời gian thực hiện khá nhanh chóng
  • Phục hồi nhanh và không để lại sẹo
  • Hiệu quả ổn định và lâu dài

Hạn chế:

  • Xâm lấn mô nên có thể gây đau nhức
  • Hầu như chỉ thích hợp với nữ giới
  • Phải chăm sóc mũi kỹ lưỡng để tránh tình trạng nhiễm trùng, lệch mũi,…

Ưu điểm – Hạn chế của dáng mũi L-Line

Dáng mũi L-Line đặc trưng bởi dáng mũi cao, thẳng tắp và sang trọng. Dáng mũi này có chiều cao nhất định nên mất nhiều thời gian thực hiện hơn so với dáng mũi S-Line.

Ưu điểm:

  • Dáng mũi cao, sang trọng giúp khuôn mặt trở nên cuốn hút, sắc sảo và cá tính
  • Phù hợp với cả nam giới lẫn nữ giới
  • Hiệu quả lâu dài và tương đối ổn định
  • Không để lại sẹo sau khi thực hiện

Hạn chế:

  • Thời gian thực hiện thường lâu hơn dáng mũi S-Line
  • Phải sử dụng cả sụn vành tai và sụn nhân tạo
  • Dáng mũi cao nên cần phải thận trọng khi sinh hoạt, tránh va đập và hạn chế tối đa tai nạn

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line hết bao nhiêu tiền?

Chi phí nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line dao động từ 20 – 75.000.000 đồng/ lần thực hiện. Tuy nhiên, chi phí thực tế còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Loại sụn nâng: Nâng mũi bằng sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi, sụn sườn, sụn nhân tạo,… có giá thành khác nhau. Mỗi loại sụn có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Để được tư vấn cụ thể về vấn đề này, bạn đọc nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ.
  • Cấu trúc mũi: Chi phí phẫu thuật mũi còn phụ thuộc vào cấu trúc mũi. Người có mũi to bè, dáng mũi thô và sống mũi thấp thường phải phẫu thuật trong thời gian dài và chi phí cao hơn so với người có ít khuyết điểm ở mũi.
  • Cơ sở thực hiện: Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí nâng mũi. Thực tế, nâng mũi tại các trung tâm thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống máy móc hiện đại, quy trình phẫu thuật vô trùng và khép kín có chi phí cao hơn so với các cơ sở thẩm mỹ thông thường.
  • Bác sĩ thực hiện: Đội ngũ bác sĩ tại các cơ sở thẩm mỹ thường không đồng bộ về tay nghề và trình độ. Dịch vụ nâng mũi được thực hiện bởi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ có giá cao hơn so với các bác sĩ trẻ tuổi.

Chi phí được đề cập trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Vì vậy, bạn đọc nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn để được giải đáp rõ vấn đề này. Ngoài ra, một số trường hợp giải phẫu mũi bất thường hoặc đã từng phẫu thuật mũi, chi phí có thể cao hơn so với giá niêm yết.

Lưu ý khi nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line

Nâng mũi cấu trúc là giải pháp khắc phục khuyết điểm mũi to bè, đầu mũi tròn, dáng mũi thấp, thô, thiếu tự nhiên,… Ngoài ra, cải thiện hình dáng mũi còn giúp khuôn mặt trở nên hài hòa, tự nhiên, thu hút và sắc sảo hơn.

Tuy nhiên trước khi nâng mũi cấu trúc, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để đảm bảo an toàn sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, cần lựa chọn cơ sở có chất lượng và uy tín. Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn nên có thể gây nhiễm trùng, hoại tử da, lệch mũi,… nếu thực hiện tại các spa không có đủ thiết bị và tay nghề bác sĩ yếu kém.
  • Dáng mũi đẹp là dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt. Vì vậy, không nên chạy theo xu hướng và các hình mẫu cố định mà cần lựa chọn dáng mũi phù hợp với khuôn mặt và hài hòa với mắt, miệng,…
  • Nếu khuyết điểm ở mũi không đáng kể, có thể cân nhắc một số phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn hơn như thu gọn cánh mũi và nâng mũi không phẫu thuật (tiêm filler).
  • Nâng mũi đòi hỏi phải xâm lấn mô để đặt sụn và tạo hình mũi. Do đó, nên thông báo với bác sĩ nếu có các bệnh nội khoa như nhiễm trùng, rối loạn chảy máu, tiểu đường,… Đồng thời cần khai báo tất cả các loại thuốc và TPCN sử dụng trong vòng 30 ngày để được cân nhắc về rủi ro trước khi thực hiện.
  • Nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line cần ít nhất 1 tháng để cố định dáng mũi. Vì vậy, cần chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro và biến chứng như lệch mũi, co rút mũi,…
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc chủ động đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như mũi chảy máu, đau nhức dữ dội, người mệt mỏi, nóng sốt, mũi lệch,…
  • Để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc mũi và duy trì kết quả lâu dài, cần hạn chế các tác động mạnh lên cơ quan này. Đồng thời nên hạn chế nghiêng người về phía trước quá nhiều và tránh tập thể dục cường độ mạnh.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về phương pháp nâng mũi cấu trúc S-Line và L-Line. Hy vọng qua bài viết, chị em có thể dễ dàng lựa chọn dáng mũi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt và sở thích cá nhân. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, nên trực tiếp đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ.

Related Posts

Leave a Comment