Nâng mũi sụn tự thân là gì? Có vĩnh viễn không? Giá bao nhiêu?

by Văn Luân
0 comment

Nâng mũi sụn tự thân là phương pháp thẩm mỹ mang đến dáng mũi thon gọn, thanh tú,  không đau, không để lại sẹo và có mức chi phí tương đối hợp lý. Vì vậy, kỹ thuật làm đẹp này đang được phái nữ vô cùng ưa chuộng. Vậy nâng mũi sụn tự thân là gì? Có vĩnh viễn không? Giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

nang-mui-sun-tu-than

Nâng mũi sụn tự thân là gì?

Trước đây, các ca phẫu thuật nâng mũi được thực hiện đơn giản bằng cách sử dụng một miếng sụn nhân tạo (đã qua đẽo gọt từ khối silicon lớn) để chỉnh hình dáng mũi. Tuy nhiên, sụn nhân tạo có hình dạng khá gồ ghề. Sau một thời gian nâng mũi, loại sụn này sẽ bào mòn vùng da mũi mỏng manh, nhạy cảm, dẫn đến tình trạng lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi…

Ngày nay, nâng mũi sụn tự thân là một trong những giải pháp đột phá trong ngành thẩm mỹ, được thực hiện dựa trên nguyên tắc sử dụng mô sụn từ chính cơ thể của người phẫu thuật để chỉnh hình dáng mũi (đầu mũi, trụ mũi, sống mũi…). 

Thông thường, sụn tự thân được lấy từ những bộ phận có nhiều đặc điểm tương đồng với sụn mũi như: sườn, vành tai, vách ngăn… Thông qua việc tận dụng các mô sụn tự thân, các bác sĩ thẩm mỹ có thể kéo dài, nâng cao sống mũi, cân bằng trụ mũi hay bọc đệm đầu mũi.

  • Sụn vách ngăn nằm ở vách ngăn giữa hai bên lỗ mũi, có đặc điểm cứng cáp, thường được dùng để dựng lại trụ mũi và tái cấu trúc dáng mũi.
  • Sụn vành tai nằm trên vành tai, có tính chất mềm mại, đàn hồi, có thể lót bọc phần đầu mũi và mang lại vẻ đẹp tự nhiên, tròn đầy.
  • Sụn sườn nằm giữa các thanh xương sườn. Với đặc tính linh hoạt, sụn sườn được sử dụng để nâng cao sống mũi, định hình dáng mũi và tạo dáng L-line hoặc S-line.
  • Sụn cân thái dương là lớp tế bào mỏng rất dai, dày, màu trắng bọc quanh lớp cơ dưới da ở vị trí thái dương và khá dễ lấy.

2 dạng nâng sụn mụn mũi tự thân

Hiện nay, trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi tại thị trường Việt Nam, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dịch vụ nâng mũi cao cấp, với 2 kỹ thuật sau:

Nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn

100% mô sụn để điều chỉnh dáng mũi trong kỹ thuật này được trích lấy từ phần sụn sườn trong cơ thể người phẫu thuật. Với chất liệu này, bác sĩ có thể nâng độ cao sống mũi, bọc lót, kéo dài đầu mũi cũng như nắn chỉnh trụ mũi sao cho cân đối, hài hòa. Thông thường, kỹ thuật này sẽ được các bác sĩ chỉ định cho trường hợp phẫu thuật hỏng nhiều lần hoặc mũi bị biến dạng do chấn thương.

Quy định về an toàn phẫu thuật nâng mũi của Bộ Y tế ghi rõ, một ca phẫu thuật chỉnh hình mũi đạt chuẩn bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra sức khỏe, đánh giá tình trạng người thực hiện trước khi phẫu thuật
  • Bước 2: Bệnh nhân được gây tê cục bộ ở các khu vực sẽ phẫu thuật
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành tách lấy mô sụn từ cơ thể và cắt gọt theo đúng tỷ lệ đã tính toán
  • Bước 4: Phẫu thuật nâng mũi thông qua một đường mũi nhỏ dưới chân trụ của mũi
  • Bước 5: Theo dõi hậu phẫu thuật và hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc tại nhà

Nâng mũi nhân tạo kết hợp sụn tự thân

Công nghệ tiên tiến này có khả năng khắc phục nhiều khuyết điểm về dáng mũi như: vẹo, lệch, ngắn, hếch, gồ ghề… Cụ thể, bác sĩ sẽ:

  • Nâng cao sống mũi bằng sụn nhân tạo vì loại sụn này có độ bền cao và khả năng bám dính tốt.
  • Chỉnh hình đầu mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân hoặc kết hợp sụn tự thân với sụn nhân tạo nhằm tạo ra đầu mũi thon gọn, tròn đầy.
  • Định hình trụ mũi với sụn tự thân để tôn lên vẻ đẹp hài hòa, cân đối của hai bên cánh mũi.

Ưu, nhược điểm của phương pháp

So với cách nâng mũi sụn nhân tạo truyền thống, phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Dáng mũi đẹp tự nhiên, mềm mại và cân đối.
  • Sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể nên không gây ra hiện tượng đào thải và dị ứng.
  • An toàn, không gây đau, không để lại sẹo, thời gian hồi phục ngắn (khoảng 1 – 2 tuần) tùy vào cơ địa mỗi người.
  • Khi được ghép vào đầu mũi, sụn tự thân có thể dễ dàng bám lấy các cấu trúc bên trong của mũi và tạo thành liên kết hài hòa, bền vững. Do đó, sụn tự thân không bị bào mòn theo thời gian, không gây ra hiện tượng lộ sóng, bóng đỏ ở mũi, từ đó duy trì vẻ đẹp thanh tú, tự nhiên của khuôn mặt.
  • Kỹ thuật này có thể áp dụng cho những trường hợp mũi tẹt, mũi hếch, mũi hỏng, mũi bị biến dạng do chấn thương hoặc tai nạn…
  • Khắc phục tốt các khuyết điểm của dáng mũi tự nhiên, có thể tạo thành dáng mũi thanh tú, hài hòa với đường nét khuôn mặt.

Tuy nhiên, phương pháp nâng mũi này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Vì dùng sụn tự thân nên bác sĩ phải mổ chiết tách sụn từ cơ thể người phẫu thuật, sau đó nghiên cứu, đo vẽ tạo dáng mũi mới, cuối cùng tiến hành nâng mũi. Vì vậy, bạn sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian.
  • Kỹ thuật này buộc chị em phải chăm sóc cùng lúc hai vết thương: một vết thương tại mũi và một vết thương ở vị trí lấy sụn.
  • Thao tác lấy sụn tương đối phức tạp. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Do đó, nếu đang có ý định nâng mũi sụn tự thân, bạn cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và cân nhắc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng.

Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp nâng mũi sụn tự thân

“Ai nên nâng mũi sụn tự thân?”, “Nâng mũi tự thân có an toàn không?”, “Nâng mũi sụn tự thân có vĩnh viễn không? Duy trì được bao lâu?”, “Nên nâng mũi sụn tự thân hay nhân tạo?”… là thắc mắc phổ biến nhất của các tín đồ làm đẹp xung quanh chủ đề này. Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Ai nên nâng mũi sụn tự thân?

Nâng mũi tự thân có thể áp dụng ở cả nam giới lẫn nữ giới, đặc biệt là:

  • Những người mũi tẹt, thấp, ngắn, hếch, vẹo, lệch, gồ…
  • Người có lớp da đầu mũi quá mỏng hoặc bị dị ứng với sụn nhân tạo trong ca phẫu thuật trước
  • Từng phẫu thuật thẩm mỹ mũi nhưng kết quả không như mong đợi

Nâng mũi sụn tự thân có an toàn không?

Nâng mũi sụn tự thân là một kỹ thuật làm đẹp được đánh giá cao cả về mức độ an toàn lẫn hiệu quả thẩm mỹ: tự nhiên, cân đối, không để lộ dấu vết phẫu thuật.

  • Dáng mũi thanh tú và hài hòa: Chị em sẽ được các chuyên gia tạo dáng mũi chuẩn theo đúng tỷ lệ vàng: thon gọn, cao thẳng và phù hợp với những đường nét tự nhiên trên khuôn mặt. Chỉ sau khoảng 1 tháng từ khi phẫu thuật, bạn có thể tự tin với phiên bản mới của chính mình.
  • Giảm thiểu biến chứng từ chất liệu nâng mũi: Khi áp dụng cách làm truyền thống, các tín đồ làm đẹp dễ mắc phải các biến chứng như: lộ sóng, đào thải, dị ứng, bóng đỏ… Tuy nhiên, với phương pháp nâng mũi sụn tự thân, người đọc có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
  • Hiệu quả cao, có thể duy trì nhiều năm: Khi sụn tự thân phát triển lâu dài trong mũi, các cấu trúc mô cơ sẽ hòa hợp thống nhất. Nhờ đó, phương pháp này thường đem đến hiệu quả thẩm mỹ bền vững, lâu dài.

Nâng mũi sụn tự thân có đau không?

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây mê tại chỗ cho người thực hiện. Điều này đảm bảo ca mổ diễn ra suôn sẻ, nhẹ nhàng và không hề gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.

Nâng mũi sụn tự thân bao lâu thì lành?

Sau khoảng 1 tuần phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt chỉ mũi. Lúc này, tình trạng của mũi đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, mũi cần 1 – 3 tháng để hoàn toàn hồi phục. Khi đó, sụn tự thân đã liên kết tốt với các tế bào của mũi. Vì vậy, bạn có thể an tâm cử động, vặn lắc mũi mà không cần kiêng dè.

Nâng mũi sụn tự thân có thể gây ra biến chứng gì?

Việc phẫu thuật nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất không chất lượng có thể khiến các tín đồ làm đẹp bị lệch vẹo sống mũi, sưng viêm lâu ngày, nhiễm trùng mũi…

Nâng mũi sụn tự thân có vĩnh viễn không? Duy trì được bao lâu?

Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, tùy thuộc vào mức độ tương thích của sụn tự thân và các tế bào bên trong mũi, phương pháp nâng mũi này có thể được duy trì ổn định khoảng 10 năm, thậm chí vĩnh viễn. 

  • Nếu nâng mũi bằng sụn tai, bạn có thể duy trì dáng mũi trong vòng 10 – 15 năm bởi mô sụn ở vị trí này có tính co rút, dễ bị hấp thụ qua thời gian.
  • Nếu chọn nâng mũi bằng sụn tai/sụn sườn kết hợp với sụn vách ngăn khi dựng lại trụ mũi thì bạn có thể bảo toàn dáng mũi vĩnh viễn. 

Ngoài ra, thời gian duy trì dáng mũi bằng sụn tự thân còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, cơ địa mỗi người và chế độ chăm sóc sau khi nâng mũi.

Nên nâng mũi sụn tự thân hay sụn nhân tạo?

Nhìn chung, cả hai phương pháp này đều có thể tạo ra dáng mũi cao thẳng và thanh tú cho người thực hiện. Tuy nhiên, khi xem xét dưới góc nhìn toàn diện, chúng ta dễ dàng thấy rằng kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tự thân có nhiều ưu điểm vượt trội so với với cách nâng mũi truyền thống bởi phương pháp này khá an toàn, cho phép chỉnh hình dáng mũi toàn diện, khắc phục khuyết điểm tốt hơn và đem đến hiệu quả thẩm mỹ dài lâu.

Sụn nhân tạo có đặc tính mềm dẻo, dễ định hình, đa dạng về kích thước và có độ bền rất cao. Tuy nhiên, sụn nhân tạo chỉ có thể nâng cao sống mũi và định hình dáng mũi mà không thể kéo dài và bọc lót đầu mũi. Đối với những trường hợp vùng da đầu mũi mỏng manh, sau một khoảng thời gian dài phẫu thuật, sụn nhân tạo rất dễ tụt xuống, gây ra hiện tượng lộ sóng, bóng đỏ…

Trong khi đó, sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể của người phẫu thuật với độ tương thích 100%. Vì vậy, cơ thể chị em sẽ không xuất hiện hiện tượng đào thải hay dị ứng. Tuy nhiên, việc lạm dụng sụn tự thân trong phẫu thuật nâng mũi 100% sụn tự thân có thể dẫn đến kết quả không mong muốn.

Sụn sườn có xu hướng phát triển to hơn theo thời gian và sụn tai mang bản chất co rút. Trên thực tế, đã có nhiều chị em lựa chọn nâng mũi 100% sụn tự thân. Ban đầu, sống mũi rất cân đối, hài hòa. Thế nhưng sau đó, mũi bắt đầu bị biến dạng, nhăn nhúm và trở nên kém duyên.

Do đó, chuyên gia thẩm mỹ khuyên rằng các tín đồ làm đẹp nên nâng mũi kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo, trong đó, sụn nhân tạo có vai trò định hình dáng mũi cũng như nâng cao sống mũi và sụn tự thân (thường là sụn vành tai và sụn cân cơ thái dương) có nhiệm vụ bao bọc đầu mũi.

Nâng mũi sụn tự thân giá bao nhiêu?

Chi phí nâng mũi phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật, cơ sở thẩm mỹ, trình độ chuyên môn của bác sĩ phụ trách và tình trạng khuyết điểm của mũi. Hiện nay, nâng mũi bọc sụn vành tai ở đầu mũi kết hợp với sụn nhân tạo dao động trong khoảng 15.000.000 – 25.000.000 đồng. Nâng mũi tái cấu trúc (kèm theo ghép sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn) gây mê toàn thân có giá 35.000.000 – 50.000.000 đồng. Người đọc hãy liên hệ với các bệnh viện thẩm mỹ uy tín để được tư vấn cụ thể.

Những điều cần lưu ý trước khi nâng mũi

Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo, trước khi nâng mũi sụn tự thân, bạn cần ghi nhớ những vấn đề sau:

Không nâng mũi quá cao

Nhiều người cho rằng mũi càng cao thì càng đẹp. Tuy nhiên, đây là quan niệm vô cùng sai lầm nếu áp dụng nâng mũi sụn tự thân. Mũi có độ cao vừa phải, đảm bảo cân đối, hài hòa với các đường nét trên khuôn mặt là một chiếc mũi đẹp. Thêm vào đó, độ cao của mũi cần được tính toán dựa trên chất liệu sử dụng và tình trạng cơ địa. Việc nâng mũi quá cao có thể làm tăng nguy cơ co rút sụn tự thân sau khi phẫu thuật.

Cân nhắc loại sụn phù hợp

Như bài viết đã đề cập phía trên, sụn sườn, sụn vách ngăn, sụn vành tai mang những đặc tính khác nhau. Vì vậy, mỗi loại sụn chỉ phù hợp với mục đích chỉnh hình tại một số vị trí nhất định. Do đó, bạn cần thảo luận thật kỹ với bác sĩ thẩm mỹ trước khi lựa chọn chất liệu nâng mũi.

Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín

Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để đảm bảo mức độ thành công của ca mổ. Trước khi quyết định cơ sở thẩm mỹ để “chọn mặt gửi vàng”, chị em cần tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc cẩn thận theo các tiêu chí sau:

  • Bệnh viện thẩm mỹ đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động. 
  • Có khoa gây mê và hồi sức.
  • Đội ngũ y, bác sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và tận tâm.
  • Hệ thống phòng phẫu thuật sạch sẽ, tiệt trùng, trang thiết bị hiện đại, tân tiến.

Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật quyết định 40% kết quả

Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, đảm bảo an toàn sức khỏe và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ thẩm mỹ sau khi phẫu thuật.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi nâng mũi

Sau khi ca mổ kết thúc, bạn cần đảm bảo chế độ chăm sóc nghiêm ngặt theo các lưu ý sau đây:

Chườm lạnh 1 – 3 ngày sau khi phẫu thuật

Để giảm thiểu nguy cơ sưng viêm, chị em nên tích cực chườm lạnh trong vòng 1 – 3 ngày sau ca mổ. Khi vết thương chuyển từ bầm tím sang màu vàng, hãy bắt đầu chườm ấm. Ngoài ra, bạn tránh để nước thấm vào vết thương. Khi muốn vệ sinh vùng mũi, bạn chỉ cần lau nhẹ nhàng bằng khăn giấy ướt.

Che chắn vết thương cẩn thận trước khi ra ngoài

Độc giả tuyệt đối không để vết thương tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, khí thải hay ánh nắng mặt trời. Trước khi ra ngoài, bạn hãy che chắn thật cẩn thận và không đeo kính trong vòng 2 tháng sau khi phẫu thuật.

Tránh chạm vào vết thương

Người đọc cần hạn chế chạm tay, vặn vẹo vị trí điều trị cũng như không lao động nặng và vận động quá mạnh.

Ăn uống lành mạnh

Trong quá trình hồi phục, bạn không nên tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây kích ứng và tạo thành sẹo như: gạo nếp, thịt gà, hải sản, rau muống, tránh ăn món cay nóng, chiên xào và không dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

Nâng mũi sụn tự thân là một phương pháp cầu kỳ, phức tạp, cần được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Do đó, bạn hãy lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ chất lượng, uy tín, đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động nhằm đảm bảo sức khỏe bản thân và hiệu quả thẩm mỹ.

Related Posts

Leave a Comment